Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kon Tum (thành phố)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 35:
== Lịch sử ==
===Hình thành===
[[Tập tin:Nam Phong Tap Chi Q34 QN 192-198 T194 032.jpg|250px|nhỏ|phải|Chợ Kon Tum và cầu tạm vượt sông Đắk Bla những năm đầu thập niên 1930, hình đăng trên [[Nam Phong tạp chí]] số 194 xuất bản năm 1934.]]
Theo truyền thuyết của người [[Ba Na]], ở vùng đất nay là xã [[Chư Hreng]] - TP Kon Tum có một làng nằm bên cạnh dòng sông Đăk Bla với tên gọi ''Kon Trang - Or''. Lúc ấy, làng ''Kon Trang - Or'' rất thịnh vượng với dân số khá đông. Nhưng trong làng bắt đầu có mâu thuẫn về việc chiếm đoạt của cải và bắt người về làm [[nô lệ]]. Hai con trai của một trong số những người đứng đầu làng là Jơ Rông và Uông, vì không thích cảnh tranh đoạt đã cùng người của mình chuyển ra ở riêng, họ đều làm nhà gần một hồ nước nằm cạnh sông Đăk Bla. Địa điểm này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới với tên gọi là ''Kon Tum''. Theo [[tiếng Việt]], ''Kon Tum'' có nghĩa là ''Làng Hồ'' (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...). Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Ba Na, cạnh dòng Đăk Bla, nơi có nhiều hồ nước trũng.<ref>[http://www.kontum.gov.vn/pages/lich-su-hinh-thanh.aspx Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử]</ref>
 
Hàng 40 ⟶ 41:
 
===Người Kinh đến định cư, lập nghiệp===
[[Tập tin:Kon Tum City, Viet Nam 1972.jpg|300px|nhỏ|phải|Trung tâm thị xã Kon Tum năm 1972. Ba con đường song song lần lượt từ trái qua phải là Phan Chu Trinh, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn (nay là Trần Hưng Đạo)]]
Cuối đời vua [[Thiệu Trị]], rồi kế đến là vua [[Tự Đức]] lên ngôi (1847) [[nhà Nguyễn]] ra sắc chỉ "Bình Tây Sát Tả" bố ráp [[đạo Thiên Chúa]]. Các nhà truyền giáo [[người Pháp]] phải chạy đến [[Bình Định]] để trốn tránh sự kiểm soát gắt gao của triều Nguyễn, việc truyền giáo trở nên khó khăn. Đứng trước tình thế đó, Đức Giám mục địa phận [[Qui Nhơn]] là Stéphan Cue'not đã cử nhiều thừa sai tìm đường lên vùng cao nguyên (lúc đó còn là rừng núi hoang sơ rậm rạp có rất nhiều thú dữ và chưa có sự kiểm soát của nhà Nguyễn) để lánh nạn và đồng thời tiếp tục truyền đạo nhưng đa số là thất bại.
 
Dòng 50:
 
===Giai đoạn những năm 1910-1930===
[[Tập tin:Kon Tum City, Viet Nam 1972.jpg|300px|nhỏ|phải|Trung tâm thị xã Kon Tum năm 1972. Ba con đường song song lần lượt từ trái qua phải là Phan Chu Trinh, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn (nay là Trần Hưng Đạo)]]
[[Tập tin:Water point at Dak Bla River - M. MacDonald 1968.jpg|250px|nhỏ|phải|Một [[lính Mỹ]] đứng gần [[lô cốt]] phía nam cầu Đắk Bla (cũ). Ảnh chụp năm 1968.]]
Dân số thành phố Kon Tum năm 1884 ước khoảng 500 người, năm 1922 – 3.067 người và 1933 – 5.000 người. Sau nửa thế kỷ, dân số thành phố đã tăng lên khoảng 10 lần. Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu vào việc tăng dân số thành phố là do các luồng di dân từ đồng bằng lên sinh cơ lập nghiệp hơn là do tăng tự nhiên.<ref>{{chú thích sách|title=Võ Chuẩn, Kontum tỉnh chí, in trong tạp chí Nam Phong, số 192, tháng 1-1934, tr.32-33}}</ref> Về thương mại, giai đoạn thập niên 1910-1930, các ngành nghề ở Kon Tum hầu như không đáng kể. Đây có thể là hậu quả của chính sách hạn chế buôn bán giữa miền xuôi với [[Tây Nguyên]] hồi cuối thế kỷ XIX và tình trạng yếu kém của mạng lưới giao thông nội vùng và liên vùng. Năm 1908, quãng đường từ [[Pleiku]] qua Kon Tum là 54 km mà phải đi mất một ngày rưỡi. Sau năm 1930 thì việc đi lại giữa Kon Tum và [[Quy Nhơn]] thuận lợi hơn nhờ việc mở rộng đường sá và xây dựng một số cầu bằng xi măng dọc tuyến. Chợ Kon Tum là nơi tập trung buôn bán chính của thành phố, chủ yếu là các sản vật từ rừng núi và từ vườn gia đình. Các sản vật dưới đồng bằng cũng được mang lên thành phố trao đổi với người Thượng và người Lào.<ref>{{chú thích sách|title= Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi, Người Bahnar ở Kon Tum, nxb Tri thức, tr.148-149.}}</ref><ref>{{chú thích sách|title=Võ Chuẩn, Kontum tỉnh chí, in trong tạp chí Nam Phong, số 195, tháng 5-1934, tr.24}}</ref>