Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa tự do cổ điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: đường xá → đường sá using AWB
Dòng 14:
* Xây dựng hệ thống luật pháp để bảo vệ người dân khỏi các cá nhân và tổ chức gây phuơng hại, bao gồm tôn trọng các quyền tư hữu, thực thi giao kèo hợp đồng và thông luật.
* Xây dựng và bảo dưỡng các tổ chức công.
* Công việc công bao gồm việc ổn định tiền tệ, đặt ra tiêu chuẩn đo đạc và xây dựng và nâng cấp đường , cầu cống, hệ thống liên lạc và bưu điện.
 
Những niềm tin cốt lõi của chủ nghĩa tự do cổ điển không nhất thiết phải bao gồm một nhà nước [[dân chủ]] với cơ chế phiếu bầu theo đa số bởi "không có gì kiểm chứng được với nguyên tắc cai trị theo đa số sẽ đảm bảo đa số sẽ luôn tôn trọng quyền tài sản và duy trì nguyên tắc thượng tôn pháp luật". Ví dụ, [[James Madison]] cho rằng rằng thể chế [[cộng hòa lập hiến]] với sự bảo hộ tự do cá nhân thông qua thể chế dân chủ thuần khiết, ông cho rằng trong thể chế thuần dân chủ một "cảm xúc chung hoặc một nguyện vọng thú vị, trong mọi trường hợp, được cảm nhận bởi số đông trong một tập thể [...] và không thứ gì biện giải được nguyên nhân để loại bỏ ý kiến của phe thiểu số yếu hơn".
 
Vào cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tự do cổ điển phát triển thành [[chủ nghĩa tự do tân cổ điển]], với lập luận rằng bộ máy chính phủ nên tinh giản và nhỏ gọn hết mức có thể nhằm cho phép mỗi cá nhân được thực thi quyền tự do. Trong hình thái cực đoan, chủ nghĩa tự do tân cổ điển ủng hộ chủ nghĩa xã hội Darwin. Chủ nghĩa tự do cánh tả là hình thái hiện đại của chủ nghĩa tự do tân cổ điển.
 
== Lịch sử ==
Dòng 39:
 
=== John Locke ===
Trung tâm của tư tưởng tự do cổ điển được diễn giải trong tác phẩm ''[[Khảo luận thứ hai về chính quyền|]]''Khảo luận thứ hai về chính quyền'']] và [[Lá thư về lòng khoan dung|]]''Lá thư về lòng khoan dung'']] của [[John Locke]], được ông viết để bảo hộ cho cuộc [[Cách mạng Vinh Quang|Cách mạng vinh quang 1688]]. Mặc dù những tác phẩm này được đánh giá là cực đoan vào thời đó với giới cầm quyền, về sau được tuyên dương bởi [[Đảng Whig (Hoa Kỳ)|đảng Whigs]], các phần tử ủng hộ [[Cách mạng Mỹ|cách mạng Hoa Kỳ]]. Tuy nhiên, cũng có nhiều những tư tưởng tự do về sau vắng bóng trong các tác phẩm của Locke hoặc hiếm khi được đề cập đến. Ví dụ, có rất ít sự đề cập đến các khái niệm tam quyền phân lập, chủ nghĩa hợp hiến, quyền hạn chế của nhà nước.
 
Học giả James L. Richardsons nhận định trong các tác phẩm của Locke xoay quanh 5 chủ đề: chủ nghĩa cá nhân, sự đồng thuận, nhà nước pháp quyền và nhà nước minh bạch, tầm quan trọng của tài sản, khoan dung tôn giáo. Mặc dù John Locke không phát triển lý thuyết về quyền tự nhiên, ông phác họa mỗi cá nhân trong trạng thái tự nhiên là tự do và bình đẳng. Mỗi cá nhân, chứ không phải cộng đồng hay tổ chức, là các điểm tham chiếu. Locke tin rằng, người dân tạo ra sự đồng thuận cho chính phủ do đó quyền lực nằm ở nơi người dân chứ không phải ở trên. Niềm tin này đã tạo ra sức ảnh hưởng cho các phong trào cải cách sau này.