Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Hiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 42.118.53.139 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Diepphi
Thẻ: Lùi tất cả
n chính tả, replaced: dành được → giành được using AWB
Dòng 2:
 
==Khởi đầu binh nghiệp==
Không rõ tịch quán của Trương Hiến, có thuyết cho biết ông là người Lãng Châu {{efn|Nay là [[huyện cấp thị]] [[Lãng Trung]], [[địa cấp thị]] [[Nam Sung]], [[Tỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]] [[Tứ Xuyên]]}}, nhưng không thể chứng minh. <ref>[[Tống sử]] và các tài liệu đương thời: [[Tam triều bắc minh hội biên]] (三朝北盟会编), [[Kiến Viêm dĩ lai hệ niên yếu lục]] (建炎以来系年要录), [[Kim Đà tuy biên]] (金佗稡编), [[Kim Đà tục biên]] (金佗续编),... đều không nhắc đến tịch quán của Trương Hiến. Năm Chánh Đức thứ 15 (1520) thời [[Minh Vũ Tông]], Hàn lâm viện Tu soạn Đường Cao làm Tống Trương Liệt Văn hầu bi ký (宋张烈文侯碑记) có nói: “Hầu danh Hiến, Thục chi Lãng Châu nhân”; năm Gia Tĩnh thứ 22 (1543) thời [[Minh Thế Tông]], Tứ Xuyên Án sát tư thiêm sự, Phân tuần Xuyên Bắc đạo Dương Chiêm giám tu Bảo Ninh phủ chí (保宁府志) cũng có chép “Tống Trương Hiến, Lãng Châu nhân”. Không rõ vì sao người đời Tống thất lạc tịch quán của Trương Hiến, mà hơn 200 năm sau người đời Minh có thể biết được!?</ref> Không rõ thiếu thời của Hiến, chỉ biết từ niên hiệu Kiến Viêm (1127 – 1130) thời [[Tống Cao Tông]], ông đã phục vụ dưới quyền của Nhạc Phi. <ref>'''Tống sử''' quyển 365, liệt truyện 124 – [[:wikisource:zh:宋史/卷365#子 雲|Nhạc Phi tử Vân truyện]]: ''(Nhạc Vân) niên 12, tòng Trương Hiến chiến... Tử niên 23.'' Như vậy Nhạc Vân (1119 – 1142), con nuôi của Nhạc Phi, gia nhập đội ngũ của Trương Hiến vào năm Kiến Viêm thứ 4 (1130), từ đó cho thấy Trương Hiến đã ở dưới quyền Nhạc Phi một thời gian và dànhgiành được sự tín nhiệm của ông ta</ref>
 
Năm Thiệu Hưng thứ 2 (1132), Hiến theo Nhạc Phi đánh dẹp Tào Thành. Tào Thành thua chạy về Liên Châu, Hiến cùng chư tướng nhận lệnh vừa tiến quân vừa chiêu hàng, được hơn 2 vạn nghĩa quân. Tào Thành lại thua chạy, có Hác Chánh chạy ra Nguyên Châu, đánh tiếng báo thù cho Tào Thành, khiến bộ hạ đều chít vải trắng, quan quân gọi là Bạch cân tặc; Hiến chỉ mất 1 hồi trống là bắt được hắn ta. <ref>'''Tống sử''' quyển 365, liệt truyện 124 – [[:wikisource:zh:宋史/卷365#岳飛|Nhạc Phi truyện]]: ''...Nhị niên, tặc Tào Thành ủng chúng thập dư vạn, do Giang Tây lịch Hồ Tương, cư Đạo, Hạ nhị châu. Mệnh Phi quyền Tri Đàm Châu, kiêm quyền Kinh Hồ Đông lộ An phủ đô tổng quản, phó Kim tự bài, hoàng kỳ chiêu Thành... Phi vị Trương Hiến đẳng viết: “Thành đảng tán khứ, truy nhi sát chi, tắc hiếp tòng giả khả mẫn, túng chi tắc phục tụ vi đạo. Kim khiển nhược đẳng tru kỳ tù nhi phủ kỳ chúng, thận vật vọng sát, luy chủ thượng bảo dân chi nhân.” Vu thị Hiến tự Hạ, Liên, Từ Khánh tự Thiệu, Đạo, Vương Quý tự Sâm, Quế, chiêu hàng giả nhị vạn, dữ Phi hội Liên Châu. Tiến binh truy Thành, Thành tẩu Tuyên phủ tư hàng.''</ref> <ref>'''Tống sử''' quyển 368, liệt truyện 127 – [[:wikisource:zh:宋史/卷368#張憲| Trương Hiến truyện]]: ''Trương Hiến, Phi ái tương dã. Phi phá Tào Thành, Hiến dữ Từ Khánh, Vương Quý chiêu hàng kỳ đảng nhị vạn. hữu Hác Chánh suất chúng tẩu Nguyên Châu, thủ bị bạch bố, vi Thành báo cừu, hào ‘bạch cân tặc’, Hiến nhất cổ cầm chi.''</ref> Quân đội của Nhạc Phi bình định vùng Lĩnh Biểu, sang năm sau tiếp tục đánh dẹp nghĩa quân ở các quận Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ; <ref>'''Tống sử''' – Nhạc Phi truyện: ''Thì dĩ thịnh hạ hành sư chướng địa, phủ tuần hữu phương, sĩ vô nhất nhân tử lệ giả, Lĩnh Biểu bình. Thì Kiền, Cát đạo liên binh khấu lược Tuần, Mai, Quảng, Huệ, Anh, Thiều, Nam Hùng, Nam An, Kiến Xương, Đinh, Thiệu Vũ chư quận, đế nãi chuyên mệnh Phi bình chi.''</ref> Hiến đang ở chức Thần Vũ phó quân thống lĩnh quan, Vũ công lang, Các môn tuyên tán xá nhân, nhờ công được thăng làm Vũ lược đại phu, Cát Châu thứ sử. <ref>[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&res=907864&remap=gb '''Kiến Viêm dĩ lai hệ niên yếu lục'''] [https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=86937&remap=gb quyển 68]: ''Thiệu Hưng tam niên cửu nguyệt... Quý dậu, chiếu Thần Vũ phó quân thống lĩnh quan, Vũ công lang, Các môn tuyên tán xá nhân Trương Hiến... tịnh thăng đái... Hiến tầm dĩ bộ Kiền khấu công, thiên Vũ lược đại phu, Cát Châu thứ sử.''</ref> {{efn|Quan chức của Trương Hiến như sau: Thần Vũ phó quân thống lĩnh quan là chức vụ cụ thể, đời Tống gọi là Sai khiển; Vũ công lang là võ giai, tương tự quân hàm ngày nay, tức phẩm cấp thực sự của sĩ quan (hay võ tướng); Các môn tuyên tán xá nhân là gia quan, chỉ mang ý nghĩa vinh dự. Đời Tống, võ giai cao nhất chỉ mang hàm Chánh nhị phẩm, từ Chánh nhị phẩm đến Tòng cửu phẩm có 52 giai, mỗi lần được thăng 1 quan (đời Tống gọi là Chuyển 1 quan) tức là được thăng 1 giai. Từ giai thứ 42: Vũ dực lang trở lên thì mỗi Chuyển 1 quan lại là thăng 2 giai, gọi là song chuyển. Từ giai thứ 27: Vũ công đại phu thì Chuyển 1 quan trở lại là thăng 1 giai, còn phải được hoàng đế phê chuẩn. Ở đây Trương Hiến được Chuyển 1 quan – thăng 2 giai: từ Vũ công lang lên làm Vũ lược đại phu, nhưng cả 2 giai này đều mang hàm Tòng thất phẩm. Riêng gia quan Cát Châu thứ sử mang hàm Tòng ngũ phẩm, nhưng phẩm cấp của Trương Hiến vẫn được căn cứ vào Võ giai, tức là Tòng thất phẩm.}}
 
==Tham gia kháng Kim==
Năm Thiệu Hưng thứ 4 (1134), Nhạc gia quân tiến hành cuộc Bắc phạt đầu tiên, Hiến nhận lệnh giành lại Tùy Châu, tướng giữ thành là Vương Tung bỏ trốn. <ref>'''Tống sử''' – Nhạc Phi truyện: ''Tứ niên, (Nhạc Phi) trừ Kiêm Kinh Nam, Ngạc Nhạc châu Chế trí sứ... toại thụ Hoàng Phục châu, Hán Dương quân, Đức An phủ Chế trí sứ. Phi độ giang trung lưu, cố mạc chúc viết: “Phi bất cầm tặc, bất thiệp thử giang.” Để Dĩnh Châu thành hạ, ngụy tướng Kinh Siêu hiệu ‘vạn nhân địch’, thừa thành cự Phi. Phi cổ chúng nhi đăng, Siêu đầu nhai tử, phục Dĩnh Châu, khiển Trương Hiến, Từ Khánh phục Tùy Châu.''</ref> <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Phi khiển Hiến phục Tùy Châu, địch tướng Vương Tung bất chiến nhi độn.''</ref> <ref>'''Kiến Viêm dĩ lai hệ niên yếu lục''' [https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=551494&remap=gb quyển 77]: ''Thiệu Hưng tứ niên lục nguyệt... Thị nguyệt, Giang Tây chế trí sứ Nhạc Phi phục Tùy Châu. Sơ Phi lệnh Tiền quân thống chế Trương Hiến dẫn binh công Tùy Châu, nguyệt dư bất năng hạ. Thần Vũ hậu quân trung bộ thống lĩnh kiêm Chế trí tư trung quân thống chế Ngưu Cao thỉnh hành, nãi khỏa tam nhật lương vãng, chúng giai tiếu chi, lương vị tẫn nhi thành bạt, sanh chấp kì tri châu Vương Tung tống Tương Dương phủ, trách vu thị.''</ref> Tiếp đó, Hiến theo Nhạc gia quân tiến đến Đặng Châu, cách thành 30 dặm thì gặp mấy vạn binh ngụy Tề - Kim đón đánh; Hiến nhận lệnh cùng Vương Vạn, [[Đổng Tiên]] đem kỵ binh đột kích, khiến kẻ địch tan vỡ, Nhạc gia quân thừa thắng giành lại Đặng Châu. <ref>'''Tống sử''' – Nhạc Phi truyện: ''Tiến binh Đặng Châu, thành dữ Kim tướng Lưu Hợp Bột Cận liệt trại cự Phi. Phi khiển Vương Quý, Trương Hiến yểm kích, tặc chúng đại hội, Lưu Hợp Bột Cận cận dĩ thân miễn. Tặc đảng Cao Trọng thối bảo Đặng thành, Phi dẫn binh nhất cổ bạt chi, cầm Cao Trọng, phục Đặng Châu.''</ref> <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Tiến binh Đặng Châu, cự thành tam thập lý, ngộ tặc binh sổ vạn nghênh chiến. Dữ Vương Vạn, Đổng Tiên các xuất kỵ đột kích, tặc chúng đại hội, toại phục Đặng Châu.''</ref> <ref>'''Kiến Viêm dĩ lai hệ niên yếu lục''' [https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=372132&remap=gb quyển 78]: ''Thiệu Hưng tứ niên... Thất nguyệt... Giáp tý... Thì Lý Thành ký độn khứ, dữ Kim, Ngụy hợp binh đồn Đặng Châu chi tây bắc, Phi khiển thống chế quan Vương Quý xuất Quang Hóa, Trương Hiến xuất hoành lâm tiền, nhị nhật chí thành hạ. Tặc binh lai chiến, thống chế quan Đổng Tiên xuất kỳ yếu kích, đại bại chi. Tặc tương Cao Trọng nhập thành cư thủ, tướng sĩ nghĩ phụ nhi thượng, toại khắc chi.''</ref>
 
Năm thứ 6 (1136), Nhạc gia quân đang đồn trú Tương Dương, 5 vạn binh của tướng ngụy Tề là bọn Tây Kinh thống chế Quách Đức, Ngụy Nhữ Bật, Thi Phú, Nhâm An Trung xâm phạm Đặng Châu, Nhạc Phi sai Hiến cùng bọn Hác Chỉnh, Dương Tái Hưng đem 1 vạn binh nghênh chiến. Giằng co 2 ngày, bọn Hiến vờ thua, dẫn dụ quân Tề vào ổ mai phục mà đánh bại, bắt được Quách Đức, Thi Phú, giành lấy hàng trăm thớt ngựa, thu hàng cả ngàn binh sĩ. <ref>[https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&res=363390&remap=gb '''Tam triều bắc minh hội biên'''] [https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=404161&remap=gb quyển 207]: ''Ngụy Tây Kinh đậu lưu thủ thống chế Quách Đức, Ngụy Nhữ Bật, Thi Phú, Nhâm An Trung đẳng binh kỵ ngũ vạn phạm Đặng Châu giới. Hầu hựu khiển Trương Hiến, Hác Chỉnh, Dương Tái Hưng cộng binh nhất vạn tiền khứ nghênh tặc, chiến chí Nội Hương. Tương cự nhị nhật, Hiến dữ Hác Chỉnh, Dương Tái Hưng nghị viết: “Tặc ngụy thế thậm duệ, tất khi địch. Ngã dĩ khinh binh nghênh chiến, dương thối bại tẩu, tặc kiến tất lai truy ngã, ngã tức phục binh thủ thắng.” Chúng viết: “Thiện.” Toại phát binh, vu lai nhật tảo sử khinh binh nghênh chiến, dương bại tẩu. Ngụy binh quả lai truy, cứu thái binh phát tiền bút giáp kích, cầm Quách Đức, Thi Phú, đoạt mã bách bách dư thất, hàng sĩ tốt thiên nhân. Ngụy Nhữ Bật thu tàn quân xu quy Lạc Dương.''</ref>
 
Năm thứ 7 (1137), Nhạc Phi về nhà chịu tang mẹ. Trước đó, Nhạc Phi phản bác tất cả đề nghị về nhân sự của [[Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1097)|Trương Tuấn (tự Đức Viễn)]], khiến ông ta tức giận. Đến nay, Nhạc Phi muốn Hiến coi thay việc quân, nhưng Trương Tuấn không đồng ý, tâu xin lấy Trương Tông Nguyên làm Tuyên phủ phán quan, giám quân của Nhạc gia quân. <ref>'''Tống sử''' – Nhạc Phi truyện: ''(Thiệu Hưng) thất niên... chiếu nghệ đô đốc phủ dữ Trương Tuấn nghị sự, Tuấn vị Phi viết: “Vương Đức Hoài Tây quân sở phục, Tuấn dục dĩ vi đô thống. nhi mệnh Lữ Chỉ dĩ đốc phủ tham mưu lĩnh chi, như hà?” Phi viết: “Đức dữ Quỳnh tố bất tương hạ, nhất đán yết chi tại thượng, tắc tất tranh. Lữ thượng thư bất tập quân lữ, khủng bất túc phục chúng.” Tuấn viết: “Trương tuyên phủ như hà?” Phi viết: “Bạo nhi quả mưu, vưu Quỳnh sở bất phục.” Tuấn viết: “Nhiên tắc Dương Nghi Trung nhĩ?” Phi viết: “Nghi Trung thị Đức đẳng nhĩ, khởi năng ngự thử quân?” Tuấn phật nhiên viết: “Tuấn cố tri phi thái úy bất khả.” Phi viết: “Đô đốc dĩ chánh vấn Phi, bất cảm bất tận kì ngu, khởi dĩ đắc binh vi niệm da?” Tức nhật thượng chương khất giải binh bính, chung tang phục, dĩ Trương Hiến nhiếp quân sự, bộ quy, lư mẫu mộ trắc. Tuấn nộ, tấu dĩ Trương Tông Nguyên vi tuyên phủ phán quan, giám kỳ quân.”''</ref>
 
Năm thứ 10 (1140), người Kim xé bỏ hòa ước, vì thế Nhạc gia quân lại bắc phạt; Hiến nhận lệnh tấn công tướng Kim là [[Hàn Thường]] ở phủ Dĩnh Xương, đánh bại hắn ta và chiếm được Dĩnh Xương. Vài ngày sau, Hiến thừa thắng chiếm thêm phủ Hoài Ninh. <ref>'''Tống sử''' [[:wikisource:zh:宋史/卷29|quyển 29, bản kỷ 29]] – Cao Tông kỷ 6: ''Thiệu Hưng thập niên... Nhuận lục nguyệt... Nhâm thìn, Nhạc Phi khiển thống chế Trương Hiến kích Kim tướng Hàn Thường vu Dĩnh Xương phủ, bại chi, phục Dĩnh Xương. Bính thân, Trương Hiến phục Hoài Ninh phủ.''</ref> <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Thập niên, Kim nhân du minh nhập xâm, Hiến chiến Dĩnh Xương, chiến Trần Châu giai đại tiệp, phục kỳ thành.''</ref> Tiếp đó, Kim soái [[Ngột Truật]] đem 12 vạn binh đến huyện Lâm Dĩnh, đánh bại và giết chết tướng Tống là [[Dương Tái Hưng]]. Hiến đưa quân chống lại Ngột Truật, đánh bại và giết 8000 kẻ địch. Bộ tướng của Hiến là Từ Khánh, Lý Sơn đánh bại 6000 binh Kim ở đông bắc Lâm Dĩnh, bắt trăm thớt ngựa, đuổi nà 15 dặm, khiến Trung Nguyên chấn động. <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Ngột Truật đốn binh thập nhị vạn vu Lâm Dĩnh huyện, Dương Tái Hưng dữ chiến, tử chi. Hiến kế chí, phá kỳ hội binh bát thiên, Ngột Truật dạ độn. Hiến tướng Từ Khánh, Lý Sơn phục tiệp vu Lâm Dĩnh đông bắc, phá kỳ chúng lục thiên, hoạch mã bách thất, truy bôn thập ngũ lý, Trung Nguyên đại chấn.''</ref> Gặp lúc [[Tần Cối]] chủ trương nghị hòa, ép Nhạc Phi lui quân, Hiến cũng theo ông ta trở về. <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Hội Tần Cối chủ hòa, mệnh Phi ban sư, Hiến diệc hoàn.''</ref>
 
==Hàm oan mà chết==
Năm thứ 11 (1141), Nhạc Phi chịu mất binh quyền. Tần Cối sai [[Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1086)|Trương Tuấn (tự Bá Anh)]] ép buộc bộ tướng của Nhạc Phi là [[Vương Quý]], dụ dỗ Vương Tuấn vu cáo rằng Hiến có mưu đồ khởi sự ở Tương Dương, hòng giành lại binh quyền cho Nhạc Phi; rồi sai Vương Quý đi bắt Hiến. <ref>'''Tống sử''' – Nhạc Phi truyện: ''Cối chí vị thân dã, hựu dụ Trương Tuấn lệnh kiếp Vương Quý, dụ Vương Tuấn vu cáo Trương Hiến mưu hoàn phi binh.''</ref> <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Cối dữ Trương Tuấn mưu sát Phi, mật dụ Phi bộ khúc, dĩ năng cáo Phi sự giả, sủng dĩ ưu thưởng, tốt vô nhân ứng. Văn Phi thường dục trảm Vương Quý, hựu trượng chi, dụ Quý cáo Phi. Quý bất khẳng, viết: “Vi đại tướng nịnh miễn dĩ thưởng phạt dụng nhân, cẩu dĩ vi oán, tương bất thắng kỳ oán.” Cối, Tuấn bất năng khuất, Tuấn kiếp Quý dĩ tư sự, Quý cụ nhi tòng. Thì hựu hữu Vương Tuấn giả, thiện cáo kiết, hiệu ‘điêu nhi’, dĩ gian tham lũ vi Hiến sở tài. Cối sử nhân dụ chi, Tuấn triếp tòng. Cối, Tuấn mưu dĩ Hiến, Quý, Tuấn giai phi tướng, sử kỳ đồ tự Tương công phát, nhân cập Phi phụ tử, thứ chủ thượng bất nghi. Tuấn tự vi trạng phó Vương Tuấn, vọng ngôn Hiến mưu hoàn phi binh, lệnh cáo Vương Quý, sử Quý chấp hiến.''</ref> Hiến còn chưa đến, Trương Tuấn đã sắp sẵn hình cụ để đợi. Trương Tuấn đích thân ép buộc Hiến vu cáo rằng: đã nhận được thư của [[Nhạc Vân]], lệnh cho ông tính kế giành lại binh quyền. Hiến bị tra khảo, cả mình không còn chỗ nào lành lặn, mà vẫn không khuất phục. Vì thế Trương Tuấn tự tay ngụy tạo khẩu cung của Hiến, rồi giao ông cho Đại Lý tự. <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Hiến vị chí, Tuấn dự vi ngục dĩ đãi chi. Chúc lại Vương Ứng Cầu bạch Trương Tuấn, dĩ vi mật viện vô thôi khám pháp. Tuấn bất thính, thân hành cúc luyện, sử Hiến tự vu, vị đắc vân thư, mệnh Hiến doanh hoàn binh kế. Hiến bị lược vô toàn phu, cánh bất phục. Tuấn thủ tự cụ ngục thành, cáo Cối giới Hiến chí hành tại, hạ Đại Lý tự.''</ref>
 
Tháng 10 ÂL, cha con [[Nhạc Phi]], [[Nhạc Vân]] bị bắt vào Đại Lý tự. <ref>'''Tống sử''' quyển 473, liệt truyện 232 – [[:wikisource:zh:宋史/卷473#秦檜|Tần Cối truyện]]: ''Thập nguyệt, hưng Nhạc Phi chi ngục. Cối sử gián quan Mặc Kỳ Tiết luận kỳ tội, Trương Tuấn hựu vu Phi cựu tướng Trương Hiến mưu phản, vu thị Phi cập tử Vân câu tống Đại Lý tự, mệnh ngự sử trung thừa Hà Chú, Đại Lý khanh Chu Tam Úy cúc chi.</ref> Tháng 12 ÂL (đã là tháng giêng DL năm 1142), Nhạc Phi chịu ban chết, Hiến cùng Nhạc Vân bị xử trảm ở chợ của kinh đô Lâm An. <ref>'''Tống sử''' – Tần Cối truyện: ''Thập nhị nguyệt, sát Nhạc Phi... Chú, Tam Úy sơ cúc, cửu bất phục; Tiết nhập đài, ngục toại thượng. Vu Phi thường tự ngôn “Kỷ dữ [[Tống Thái Tổ|Thái Tổ]] giai tam thập tuế kiến tiết” vi chỉ xích thừa dư, thụ chiếu bất cứu Hoài Tây tội, tứ tử ngục trung. Tử Vân cập Trương Hiến sát vu đô thị.</ref>
 
Khi ấy, Hiến đang ở chức Lãng Châu quan sát sứ, Ngự tiền Tiền quân thống chế, Quyền Phó đô thống. Ban đầu Đại Lý tự phán quyết Nhạc Phi đáng chém, Hiến đáng thắt cổ, còn Nhạc Vân không phải chết, nhưng Tống Cao Tông lại giáng chiếu ban chết cho Nhạc Phi, xử chém Hiến và Vân. <ref>'''Kiến Viêm dĩ lai hệ niên yếu lục''' [https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=243937&remap=gb quyển 143]: ''Thiệu Hưng thập hữu nhất niên thập hữu nhị nguyệt... Quý tị, Nhạc Phi tứ tử vu Đại Lý tự. Phi ký chúc lại, Hà Chú dĩ trung chấp pháp dữ Đại Lý khanh Chu Tam Úy đồng cúc chi. Phi cửu bất phục, nhân bất thực cầu tử. Mệnh kỳ tử hợp môn kỳ hậu Lôi thị chi. Chí thị Mặc Kỳ Tiết nhập đài, nguyệt dư ngục toại thượng, cập tụ đoán. Đại Lý tự thừa Lý Nhược Phác, Hà Ngạn Du ngôn Phi bất ứng tử, chúng bất tòng. Vu thị Phi dĩ chúng chứng tọa “thường tự ngôn dĩ dữ Thái Tổ câu dĩ tam thập tuế trừ tiết độ sứ” vi “chỉ xích thừa dư, tình lý thiết hại”, cập “địch phạm Hoài Tây, tiền hậu thân thụ trát thập tam thứ bất tức sách ứng” vi “ủng binh đậu lưu, đương trảm”. Lãng Châu quan sát sứ, Ngự tiền tiền quân thống chế, Quyền Phó đô thống Trương Hiến tọa “thu Phi, Vân thư mưu dĩ Tương Dương bạn, đương giảo”. Phi trường tử Tả vũ đại phu Trung Châu phòng ngự sứ, Đề cử Lễ Tuyền quan Vân tọa “dữ Hiến thư xưng khả dữ đắc tâm phúc binh quan, thương nghị vi truyện báo triêu đình cơ mật sự, đương truy nhất quan, phạt kim”. Chiếu Phi tứ tử, mệnh Lĩnh Điện tiền Đô chỉ huy sứ chức sự Dương Nghi Trung lị kỳ hình tru Hiến Vân vu đô thị.''</ref> Thư gởi Hiến của Nhạc Vân không hề được đưa ra, [[Hàn Thế Trung]] từng cật vấn Tần Cối, Cối đáp: “Có lẽ có”. <ref>'''Tống sử''' – Nhạc Phi truyện: ''Ngục chi tương thượng dã, Hàn Thế Trung bất bình, nghệ Cối cật kỳ thật, Cối viết: “Phi tử Vân dữ Trương Hiến thư tuy bất minh, kỳ sự thể mạc tu hữu.” Thế Trung viết: “‘Mạc tu hữu’ tam tự, hà dĩ phục thiên hạ?”''</ref>
 
Hiến chịu tội chết, gia sản bị tịch biên. Năm thứ 32 (1162), Hiến được khôi phục làm Long Thần vệ Tứ Sương đô chỉ huy sứ, Lãng Châu quan sát sứ, tặng Ninh Viễn quân Thừa tuyên sứ, con cháu được lục dụng. <ref>'''Tống sử''' – Trương Hiến truyện: ''Hiến tọa tử, tịch gia tư. Thiệu Hưng tam thập nhị niên, truy phục Long Thần vệ Tứ Sương đô chỉ huy sứ, Lãng Châu quan sát sứ, tặng Ninh Viễn quân Thừa tuyên sứ, lục kỳ gia.''</ref>
 
==Tham khảo==