Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cột thu lôi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
Cột thu lôi gồm có một cái thanh [[kim loại]] dài nối từ đỉnh của một công trình đến mặt [[đất]]. Ở trên cùng, cột thu lôi có một cái đầu nhọn để có thể tập trung tia sét. Sau này, để tăng mức độ an toàn, người ta cho lắp thêm một cái vỏ bên ngoài bằng [[sứ]], ngăn chặn những ảnh hưởng có thể có của sét vào các công trình.
==Nguyên lý hoạt động==
Cột thu lôi chỉ hoạt động khi có trận giông bão. Lúc ấy, các đám [[mây]] đã tích [[điện tích âm]] và mặt đất tích [[điện tích dương]] do hưởng ứng tĩnh điện. Giữa mây và mặt đất có [[hiệu điện thế]] rất lớn. Khi đó, sét được hình thành. Những chỗ nhô cao trên mặt đất giống như những mũi nhọn là nơi có [[điện trường]] mạnh nhất (vì điện tích hưởng ứng phân bố chủ yếu ở đấy). Sau khi hình thành, kênh dẫn bước của sét sẽ di chuyển từ đám mây xuống và mở đường cho tia sét đánh xuống đất. Kênh dẫn bước bị thu hút bởi những chỗ nhô cao nên sét đánh vào những chỗ đó nhiều nhất (chính vì vậy khi khi có sấm sét dữ dội ta không nên đứng trên nhô đất cao hoặc trú dưới gốc [[cây]] mà nên nằm xuống đất). Khi đó, cái mũi nhọn của chiếc cột thu lôi sẽ phát huy tác dụng. Do cao và nhọn, cột thu lôi sẽ có điện trường lớn, nên sét sẽ đánh vào đó. Sau khi bị sét đánh, nó dẫn dòng điện ấy xuống dưới mặt đất. Dòng điện ấy sẽ được trung hòa về điện, bởi lúc này đất mang điện tích dương, còn dòng điện trong cột thu lôi mang điện tích âm
==Tác dụng==
Phạm vi bảo vệ của hệ thu lôi là khoảng không gian quanh hệ thu lôi, bao bọc và bảo vệ về mặt chống sét cho công trình và người ở bên trong, được xác định bằng thực nghiệm.