Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cúp bóng đá châu Á 2019”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
Cúp bóng đá châu Á 2019 là kỳ Cúp bóng đá châu Á đầu tiên có 24 đội tranh tài, được mở rộng từ số lượng 16 đội áp dụng từ năm [[Cúp bóng đá châu Á 2004|2004]] đến [[Cúp bóng đá châu Á 2015|2015]]. Theo thể thức mới này, các đội bóng lọt vào vòng chung kết thi đấu vòng bảng gồm 6 bảng bốn đội, tiếp theo là vòng loại trực tiếp gồm 16 đội. Vòng loại của giải đấu này đồng thời là [[vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018]].<ref name="ExCO approval">{{chú thích web |title=ExCo approves expanded AFC Asian Cup finals |url=https://web.archive.org/web/20171117060917/http://www.the-afc.com/executive-committee/exco-approves-expanded-afc-asian-cup-finals |publisher=AFC |date=ngày 16 tháng 4 năm 2014 |accessdate=ngày 25 tháng 8 năm 2014}}</ref> Giải tăng số đội tham dự từ 16 lên 24 để tạo cơ hội cho các đội bóng trình độ trung bình được tham dự vòng chung kết. Đây sẽ là lần đầu tiên giải sẽ áp dụng công nghệ [[Trợ lý trọng tài video|video hỗ trợ trọng tài]] (VAR), bắt đầu từ vòng tứ kết.
 
Đương kim vô địch giải đấu là nhà vô địch [[Cúp bóng đá châu Á 2015]] - đội tuyển [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Úc|Úc]], bị chủ nhà [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất|UAE]] đánh bại ở tứ kết. [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar|Qatar]]('''Chủ nhà của vòng chung kết FIFA World Cup 2022''')lần đầu tiên vô địch Asian Cup khi thắng [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản|Nhật Bản]] 3-1 trong trận chung kết. Đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản phải nhận ngôi á quân của giải, sau khi toàn thắng trong cả bốn lần lọt vào chung kết của Cúp Châu Á trước đó.
 
==Lựa chọn chủ nhà==
Dòng 49:
 
===Các đội tuyển vượt qua vòng loại===
[[Đội tuyển bóng đá quốc gia Ấn Độ|Ấn Độ]], [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Syria|Syria]], [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan|Thái Lan]] và [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Turkmenistan|Turkmenistan]] vượt qua vòng loại để giành quyền tham dự giải đấu sau khi vắng mặt ở một số kỳ Asian Cup kéo dài từ năm [[Cúp bóng đá châu Á 2004|2004]] đến 2015. [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Liban|Liban]] và [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam|Việt Nam]] lần đầu tiên vượt qua vòng loại sau khi từng tham gia các vòng chung kết với tư cách chủ nhà, lần lượt vào năm [[Cúp bóng đá châu Á 2000|2000]] [[Cúp bóng đá châu Á 2007|2007]]. Đối với Việt Nam, đây là lần thứ hai họ tham dự AFC Asian Cup sau khi vượt qua vòng loại với tư cách là một quốc gia thống nhất (trước đó là vào kỳ Asian Cup năm 2007), trước đó tham gia với tư cách là [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa|Việt Nam Cộng hòa]] trong hai lần ([[Cúp bóng đá châu Á 1956|1956]] [[Cúp bóng đá châu Á 1960|1960]]). Đây cũng là lần đầu tiên [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Yemen|Yemen]] giành quyền tham dự AFC Asian Cup với tư cách là một quốc gia thống nhất, do FIFA và AFC cho phép sự tham gia của [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Yemen|Nam Yemen]] vào năm [[Cúp bóng đá châu Á 1976|1976]]. Ngoài Yemen, [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Philippines|Philippines]] và [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Kyrgyzstan|Kyrgyzstan]] cũng đánh dấu lần đầu tiên vượt qua vòng loại để tham dự Cúp bóng đá châu Á.
 
[[Đội tuyển bóng đá quốc gia Tajikistan|Tajikistan]], cùng với quốc gia thành viên [[hiệp hội bóng đá Trung Á|CAFA]] [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Afghanistan|Afghanistan]], là hai quốc gia duy nhất trong hiệp hội không vượt qua vòng loại giải đấu. [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Iran|Iran]] tham dự Asian Cup lần đầu tiên với tư cách là thành viên của CAFA, những năm trước đó là [[liên đoàn bóng đá Tây Á|WAFF]]. [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Malaysia|Malaysia]] và [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia|Indonesia]] là hai trong 4 đồng chủ nhà của [[Cúp bóng đá châu Á 2007|giải đấu năm 2007]], đều không vượt qua vòng loại Asian Cup, vì Malaysia đã kết thúc quá trình vòng loại của họ với thành tích thất bại thảm bại với chỉ một điểm sau sáu trận đấu; trong khi Indonesia bị cấm tham gia vòng loại do căng thẳng trong nội bộ PSSI. [[Đội tuyển bóng đá quốc gia Kuwait|Kuwait]] là quốc gia duy nhất trong [[thế giới Ả Rập]] không đủ điều kiện tham dự Asian Cup, vì đội này cũng bị cấm tham gia vòng loại do lệnh trừng phạt của FIFA. Ấn Độ vẫn là đội Nam Á duy nhất giành quyền tham gia giải đấu. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2018, Liên đoàn bóng đá châu Á đã cảnh báo chính phủ Iran ngừng can thiệp vào hiệp hội bóng đá của đất nước, nếu không, họ có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt trước khi các trận đấu của Asian Cup bắt đầu vào tháng 1.