Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:45D8:7970:C8F7:F9ED:4FCF:E224 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Auhg8
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 29:
'''Nguyên tử''' là đơn vị cơ bản của [[vật chất]] chứa một [[hạt nhân]] ở trung tâm bao quanh bởi [[Obitan nguyên tử|đám mây]] [[điện tích|điện tích âm]] các [[electron]]. [[Hạt nhân nguyên tử]] là dạng gắn kết hỗn hợp giữa các [[proton]] mang điện tích dương và các [[neutron]] trung hòa điện (ngoại trừ trường hợp của nguyên tử [[hiđrô]], với hạt nhân ổn định chỉ chứa một proton duy nhất không có neutron). Electron của nguyên tử liên kết với hạt nhân bởi [[tương tác điện từ]] và tuân theo các nguyên lý của [[cơ học lượng tử]]. Tương tự như vậy, nhóm các nguyên tử liên kết với nhau bởi [[liên kết hóa học]] dựa trên cùng một tương tác này, và tạo nên [[phân tử]]. Một nguyên tử chứa số hạt electron bằng số hạt proton thì trung hòa về điện tích, trong khi số electron nếu nhiều hoặc ít hơn thì nó mang điện tích âm hoặc dương và gọi là [[ion]]. Nguyên tử được [[bảng tuần hoàn|phân loại]] tuân theo số proton và neutron trong hạt nhân của nó: [[nguyên tử số|số proton]] xác định lên [[nguyên tố hóa học]], và [[số neutron]] xác định [[đồng vị]] của nguyên tố đó.<ref name=leigh1990/>
 
Tên gọi nguyên tử hóa học mà nay gọi đơn giản là "nguyên tử" là những đối tượng rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng vài phần mười [[nano mét]] và có khối lượng rất nhỏ tỷ lệ với thể tích của nguyên tử. Chúng ta có thể quan sát nguyên tử đơn lẻ bằng các thiết bị như [[kính hiển vi quét chui hầm]]. Trên 99,94% khối lượng nguyên tử tập trung tại hạt nhân,<ref group="ct">Trong trường hợp của hiđrô-1, với 1 electron và 1 proton, khối lượng proton bằng <math>\begin{smallmatrix}\frac{1836}{1837} \approx 0.99946\end{smallmatrix}</math>, hay chiếm tới 99,946% tổng khối lượng nguyên tử. Tất cả những nuclit khác (đồng vị của hiđrô và tất cả nguyên tố khác) có nhiều nucleon hơn electron, do vậy tỉ số khối lượng của hạt nhân gần bằng với 100% đối với mọi loại nguyên tử, nhiều hơn so với hiđrô-1.</ref> với tổng khối lượng proton xấp xỉ bằng tổng khối lượng neutron. Mỗi nguyên tố có ít nhất một đồng vị với hạt nhân không ổn định có thể trải qua quá trình [[phân rã phóng xạ]]. Quá trình này dẫn đến biến đổi hạt nhân làm thay đổi số proton hoặc neutron trong hạt nhân nguyên tử.<ref name=slac_20090615/> [[Electron]] liên kết trong nguyên tử có những mức [[năng lượng]] ổn định rời rạc, hay [[obitan nguyên tử|obitan]], và chúng có thể chuyển dịch giữa 2 mức năng lượng bằng hấp thụ hay phát ra [[photon]] có năng lượng đúng bằng hiệu giữa 2 mức năng lượng này. Các electron có vai trò xác định lên tính chất hóa học của một nguyên tố, và ảnh hưởng mạnh tới tính chất [[từ tính]] của nguyên tử cũng như vật liệu. Những nguyên lý của [[cơ học lượng tử]] đã mô tả thành công các tính chất quan sát thấy của nguyên tử và là nền tảng cho lý thuyết nguyên tử và [[hạt hạ nguyên tử]] ([[Quark|hạt quark]], [[proton]], [[neutron]]...).
 
==TừNguyên nguyêntử==
Tên [[tiếng Anh]] "atom" xuất phát từ [[tiếng Hy Lạp]] [[wikt:ἄτομος#Ancient Greek|ἄτομος]] (''atomos'', "vô hình") từ ''[[wikt:ἀ-#Ancient Greek|ἀ-]]'' (''a-'', "không") và ''[[wikt:τέμνω#Ancient Greek|τέμνω]]'' (''temnō'', "cắt"),<ref name=liddell_scott_to_cut/> có nghĩa là không cắt được, hoặc vô hình, một thứ không thể chia cắt được.<ref name=liddell_scott_uncuttable/> Khái niệm nguyên tử là thành phần vô hình của vật chất do các nhà triết học Ấn Độ và Hy Lạp đề xuất ra đầu tiên. Trong thế kỷ thứ 18 và 19, các [[nhà hóa học]] nêu ra một cơ sở vật lý cho ý tưởng này bằng cách chỉ ra có những chất không thể bị bẻ gãy bởi phương pháp [[hóa học]], và họ lấy tên gọi từ các nhà triết học cổ đại là ''nguyên tử'' để đặt cho các thực thể hóa học. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các [[nhà vật lý]] đã phát hiện ra những thành phần hạ nguyên tử và cấu trúc bên trong nguyên tử, và do vậy chứng minh "nguyên tử" hóa học có thể phân chia được và tên gọi này có thể không miêu tả đúng bản chất của chúng.<ref name=haubold_mathai1998/>{{sfn|Harrison|2003|pp=123–139}} Tuy nhiên, nó đã trở thành một thuật ngữ khoa học hiện đại. Điều này cũng dẫn đến những tranh luận về liệu những nhà triết học cổ đại, những người định nghĩa các vật vô hình và không thể phân chia được có phải là cho những nguyên tử hóa học hiện đại hay là cho những hạt hạ nguyên tử vô hình như [[lepton]] hay [[quark]], hay thậm chí cho những hạt cơ bản hơn mà chưa phát hiện ra.<ref>{{chú thích sách| title = The God Particle: If the Universe is the Answer, What is the Question? | year = 1993| publisher = Houghton Mifflin Company| location=Boston| author = Leon M. Lederman and Dick Teresi|isbn=0-618-71168-6|url=http://books.google.com/books?id=-v84Bp-LNNIC&printsec=frontcover}} Lederman đã đưa ra một thảo luận rất hay về vấn đề này.</ref>