Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàm Thuận Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
→‎Lịch sử: Phần này đang nhắc đến lịch sử của huyện Hàm Thuận cũ, vì vậy đem qua bài Hàm Thuận thì phù hợp hơn
Dòng 82:
*Hàm Thuận Nam không có cảng cá lớn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà sản lượng đánh bắt hải sản của bà con ngư dân không ở mức cao, tập trung ở các xã ven biển như Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận.
*Nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng là một thế mạnh của huyện, đặc biệt, là nuôi tôm. Với sản lượng bình quân hàng năm trên 12.000 tấn chủ yếu là tôm, mực, ốc hương,....
 
==Lịch sử==
Năm [[1983]], huyện Hàm Thuận Nam được thành lập từ việc chia cắt huyện [[Hàm Thuận]] của tỉnh [[Thuận Hải]] (cũ) lấy [[sông Cà Ty]] làm ranh giới và một phần huyện Hàm Tân (gồm các xã như Tân Lập, Tân Thuận, Tân Thành, Mỹ Thạnh, Thuận Quý).
 
===Các thời kỳ chia tách và sáp nhập===
 
*Hàm Thuận là một trong những nơi có người tụ cư sớm, nhưng đến đầu thế kỷ XVII còn nhiều vùng hoang vu, chỉ có một ít tộc người sống ở phía Tây và người Chăm sống rải rác ở đồng bằng ven biển. Sang giữa thế kỷ XVII người Việt (Kinh) từ các tỉnh miền Trung vào đây lập nghiệp cùng cư dân bản địa đoàn kết sản xuất tạo dựng cuộc sống....
*Phủ Hàm Thuận ra đời năm 1832, triều vua Minh Mạng thứ 13, gồm hai huyện Hòa Đa, Tuy Định (năm Tự Đức thứ 7 – 1854 đổi huyện Tuy Định thành Tuy Lý) và đạo Phan Thiết. Phủ lỵ lúc đầu đóng ở làng Phú Tài, đạo Phan Thiết, năm 1837 dời ra thôn Xuân An, huyện Hòa Đa, năm 1839 dời về lại làng Phú Tài.
*Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, những người yêu nước Bắc, Trung, Nam tiếp tục đến đây mưu việc lớn, bồi đắp cho mảnh đất này tinh thần quật khởi, truyền thống bất khuất. Về tín ngưỡng, Phật giáo hòa nhập vào đời sống tinh thần của người Hàm Thuận từ lâu. Trong mỗi làng, ngoài sự có mặt của đình làng còn có ngôi chùa Phật giáo. Những ngôi chùa có sớm phải kể đến Bửu Quang Tự ở làng Xuân Phong (1762), Phước Hưng Tự ở làng Phú Trường… Đầu thế kỷ thứ XVIII, Thiên Chúa giáo cũng xâm nhập vào Hàm Thuận. Năm 1955, Mỹ Diệm lại đưa thêm khoảng 20.000 giáo dân vào đây. Hai xứ đạo ra đời sớm là Phú Hài và Kim Ngọc.
*Địa giới hành chính Hàm Thuận trải qua nhiều lần đổi thay: trước tháng 8/1945 gồm 4 tổng Đức Thắng, Thắng An, Lại An, Nông Tang với 63 làng xã. Sau Cách mạng Tháng Tám, ta bỏ phủ, lập huyện. Năm 1946, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, phần lớn tổng Đức Thắng được cắt giao cho thành phố Phan Thiết; năm 1951 cắt tiếp một số xã phía Bắc thành lập khu căn cứ Lê Hồng Phong; năm 1952 tách các xã Hàm Đức, Hàm Nhơn, Hàm Thắng, Phú Hài lập khu miền Đông có Ban cán sự Đảng trực thuộc Tỉnh ủy chỉ đạo và giao 2 xã Minh Cảnh, Minh Thành vùng Tam Minh cho huyện Hàm Tân. Thời Mỹ ngụy, địch chia Hàm Thuận ra 3 quận: Hàm Thuận, Thiện Giáo, Hải Long. Phía ta, để việc chỉ đạo sâu sát, kịp thời và đi lại hoạt động thuận tiện năm 1965, ta tách Hàm Thuận làm 2 huyện Hàm Thuận và Thuận Phong; năm 1969 phân huyện Hàm Thuận thành 2 huyện nhỏ Thuận Nam và Thuận Bắc; năm 1972 hợp nhất như cũ; năm 1974 chia thành Thuận Nam, Thuận Bắc lần thứ hai; đến tháng 2/1975 lại quy về làm một. Năm 1982 tách tiếp các xã Hồng Phong giao cho huyện Bắc Bình; Hàm Tiến, Hàm Dũng giao cho thị xã Phan Thiết. Và năm 1983, nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa trong giai đoạn mới, Chính phủ quyết định phân Hàm Thuận thành 2 huyện mới Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, lấy sông Cà Ty làm ranh giới ổn định đến bây giờ.
*Do nhu cầu đô thị hóa, đến cuối năm 2009, [[Phan Thiết|thành phố Phan Thiết]] sẽ được nâng lên thành đô thị loại II, một số vùng giáp ranh với Phan Thiết của huyện sẽ được chuyển về Phan Thiết quản lý như Hàm Mỹ, một phần xã Mương Mán.
 
== Xã hội ==