Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm nhạc Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Dòng 134:
*'''Kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam'''
: Tân nhạc với nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, đây là đề tài chính của nhiều bài hát: ''Anh vẫn hành quân'' ([[Huy Du]]); ''Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng'' ([[Hoàng Vân]]); ''Lời anh vọng mãi ngàn năm'' ([[Vũ Thành]]); ''Bài ca năm tấn'' ([[Nguyễn Văn Tý]]); ''Lá thư hậu phương'' ([[Phạm Tuyên]]), ''Trai anh hùng, gái đảm đang'' ([[Ðỗ Nhuận]]); ''Bài ca may áo'' ([[Xuân Hồng]]); ''Bài ca giao thông vận tải'' ([[Hoàng Vân]]); ''Hành khúc giải phóng'' (Lưu Nguyễn Long Hưng, tức [[Lưu Hữu Phước]]), ''Giải phóng miền Nam'' (Huỳnh Minh Siêng, tức Lưu Hữu Phước);... Trong đó, bài ''[[Giải phóng miền Nam (bài hát)|Giải phóng miền Nam]]'' được dùng làm bài hát chính thức của [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] từ năm [[1960]] tới năm [[1975]].
[[Tập tin:Nguyen_Van_Ty_tre.jpg|nhỏ|phảitrái|150px|Nguyễn Văn Tý]]
Trong những năm 1954–1975, do chịu ảnh hưởng của Liên Xô, các [[nhạc sĩ]] miền Bắc tập trung vào sáng tạo âm nhạc với các kỹ thuật nhạc thính phòng và phô diễn các khả năng thanh nhạc còn âm nhạc miền Nam cùng thời có số lượng bài hát phong phú và sự tự do trong chủ đề sáng tác. Một số tác phẩm tiêu biểu thuộc khuynh hướng này là ''Hồi tưởng ([[Hoàng Vân]])'', ''Tình ca ([[Hoàng Việt]])'', ''Xa khơi ([[Nguyễn Tài Tuệ]])'', ''Người con gái sông La ([[Doãn Nho]])'', ''Người lái đò trên sông Pô Kô ([[Cầm Phong]])'', ''Đường chúng ta đi ([[Huy Du]])''... Với các thay đổi đột ngột trong cả [[Nhịp|nhịp điệu]] và phong cách, những [[Tác phẩm âm nhạc|tác phẩm]] này yêu cầu ca sĩ phải có một kỹ thuật [[thanh nhạc]] tốt mới có thể trình bày trung thành với ý tưởng của tác giả. Ở miền Bắc xuất hiện nhiều sáng tác cho giàn nhạc giao hưởng, nhiều vở nhạc kịch theo phong cách phương Tây. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu, phê bình, biểu diễn âm nhạc cũng phát triển mạnh. Đây là thời kỳ âm nhạc miền Bắc có sự trưởng thành đáng kể về mặt kỹ thuật sáng tác và biểu diễn do áp dụng các kỹ thuật phương Tây vào hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Trong thời kỳ này, xuất hiện nhiều nhạc sĩ trẻ được đào tạo bài bản, các nhạc sĩ đương thời cũng được bồi dưỡng nghiệp vụ.