Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đêm của những con dao dài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Homologen (thảo luận | đóng góp)
Dòng 83:
Lúc trời vừa hừng sáng, Hitler cùng nhóm tùy tùng đi đến Wiesse trên một đoàn xe dài. Họ thấy Röhm và các bạn của ông này vẫn còn ngủ say sưa trong Khách sạn Hanslbauer. Đám người bị đánh thức một cách thô bạo. Heines và anh trai trẻ ngủ chung giường bị dắt ra bên ngoài khách sạn và bị bắn chết ngay tại chỗ theo lệnh của Hitler. Theo lời kể của Otto Dietrich, Hitler một mình bước vào phòng của Röhm, mắng mỏ ông và ra lệnh giải ông đến München, giam vào nhà tù Stadelheim, cũng là nơi ông ngồi tù sau khi tham gia vụ Bạo loạn Nhà hàng bia cùng với Hitler. Sau 14 năm sóng gió, hai người bạn có trách nhiệm chính trong việc xây dựng nên Đế chế Thứ Ba, đã từng bên nhau kinh qua những cuộc khủng hoảng, giờ đến lúc chia tay nhau.
 
Trong động thái mà ông nghĩ là ban ân huệ, Hitler ra lệnh để một khẩu súng lục trên bàn của người đồng chí cũ. Röhm từ chối sử dụng. Ông nói: “Nếu“''Nếu muốn giết tôi, hãy để cho Adolf tự làm việc này.''” Theo lời khai của một trung úy cảnh sát làm nhân chứng trước một phiên tòa ở München tháng 5/1957: hai sĩ quan SS bước vào, rút súng của họ ra bắn thẳng vào Röhm. Nhân chứng này nói: “Röhm“''Röhm muốn nói điều gì đấy, nhưng người sĩ quan SS ra hiệu cho ông im lặng. Rồi Röhm đứng nghiêm – ông bị lột áo xuống đến hông – với nét mặt đầy vẻ khinh bỉ.''” Và thế là ông chết vì bạo lực, cũng như đã sống vì bạo lực, trong nỗi khinh thường về một người bạn mà ông giúp đưa lên đỉnh cao chưa từng có người Đức nào đạt đến, và gần như chắc chắn là ông không biết rõ chuyện gì đang xảy ra.
 
Schneidhuber cũng thế, người đã kêu lên: “Các“''Các anh em, tôi không biết có chuyện gì, nhưng cứ bắn thẳng.''” Họ không biết gì ngoại trừ chuyện phản trắc, mà tuy đã kinh qua nhiều phản trắc vẫn không ngờ đấy là từ Adolf Hitler.
 
Trong lúc ấy, ở Berlin, Göring và Himmler cũng tất bật. Khoảng 150 cán bộ chỉ huy SA bị bố ráp và lùa ra đứng dọc bức tường rào của Trường Sĩ quan Lichterfelde rồi bị quân SS của Himmler và cảnh sát của Göring hành quyết.
Dòng 111:
Cần đề cập một vụ giết người nhầm lẫn. Buổi tối 30/6/1934, TS. Willi Schmid, nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng, đang chơi nhạc trong nhà trong khi bà vợ đang nấu ăn và ba đứa con đang chơi đùa. Chuông cửa ngân, bốn nhân viên SS xuất hiện và bắt ông đi mà không giải thích gì cả. Bốn ngày sau, xác của ông được trả về trong một quan tài với lệnh của Mật vụ là không được mở ra trong bất cứ trường hợp nào. TS. Willi Schmid chưa bao giờ tham gia chính trị. Có lẽ SS nhầm ông với Willi Schmidt, chỉ huy SA ở địa phương, cùng lúc bị một toán SS khác sát hại. Kate Eva Hoerlin, vợ của Willi Schmid, kể lại vụ việc trong một tờ khai được tuyên thệ nộp năm 1945 ở Mỹ. Bà đã nhập quốc tịch Mỹ năm 1944. Để che đậy tính dã man, Rudolf Heß đích thân đến thăm bà, ngỏ ý xin lỗi về sự “nhầm lẫn” và giúp tìm cho một khoản tiền về hưu từ chính phủ Đức. Tờ khai của bà được trình ra trước Tòa án Nürnberg.
 
Phần lớn việc giết chóc đã xong xuôi vào buổi chiều Chủ nhật 1/7/1934. Ngày hôm sau, Tổng thống [[Ludwig von Hindenburg]] ngỏ lời cảm ơn Hitler do “hành“''hành động kiên quyết và sự can thiệp cá nhân dũng cảm đã giúp diệt mầm phản loạn từ trong trứng nước và tránh cho dân tộc Đức hiểm họa to tát hơn.''” Ông cũng chúc mừng Göring vì “hành“''hành động hăng say và thành công”công''” trong việc đàn áp “phản“''phản loạn cấp cao.''.
 
Ngày kế tiếp, Tướng von Blomberg phát biểu với Thủ tướng lời chúc mừng của nội các vốn đã tiến hành “hợp thức hóa” cuộc tàn sát như là biện pháp cần thiết nhằm “bảo vệ Nhà nước.” Blomberg cũng ban hành nhật lệnh cho Quân đội, biểu lộ sự hài lòng của Ban Chỉ huy về vụ việc và cam kết “mối“''mối quan hệ mật thiết với lực lượng SA mới.''.
 
== Những hệ lụy ==