Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Guadalcanal”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 48:
 
== Cuộc đổ bộ ==
{{Further|Trận Tulagi và Gavutu–Tanambogo|Trận chiến đảo Savo}}
[[Tập tin:Guadalcanal Aug 7 landings.svg|nhỏ|phải|Con đường đi của các lực lượng đổ bộ Đồng Minh lên Guadalcanal và Tulagi, ngày [[7 tháng 8]] năm [[1942]].]]
Thời tiết xấu đã giúp cho lực lượng viễn chinh Đồng Minh tiến gần đến Guadalcanal mà không bị quân Nhật trông thấy vào buổi sáng ngày [[7 tháng 8]] năm [[1942]].<ref>{{harvnb|McGee William L.|2002|p=21}}; và {{harvnb|Bullard Steven (dịch giả)|2007|pp=125–126}}. Nhiều máy bay tuần tra xuất phát từ Tulagi đã bay trong khu vực cạnh đoàn tàu vận tải Đồng Minh di chuyển, nhưng không thể phát hiện do thời tiết rất xấu và mây dày đặc (Bullard)</ref> Lực lượng đổ bộ được chia thành hai nhóm, một tấn công lên Guadalcanal, và nhóm kia vào Tulagi, Florida và các đảo lân cận.<ref>{{harvnb|Frank Richard|1990|p=60}}; và {{harvnb|Jersey Stanley Coleman|2008|p=95}}. Lực lượng đổ bộ, được đặt tên là Lực lượng Đặc nhiệm 62, bao gồm 6 tàu tuần dương hạng nặng, 2 tàu tuần dương hạng nhẹ, 15 tàu khu trục, 13 tàu vận chuyển, 6 tàu hàng, 4 tàu khu trục vận chuyển, và 5 tàu quét mìn</ref> Các tàu chiến Đồng Minh tiến hành nả pháo các bãi đổ bộ trong khi máy bay từ các tàu sân bay ném bom các vị trí của quân Nhật trên các đảo mục tiêu, và tiêu diệt 15 thủy phi cơ Nhật tại căn cứ của chúng gần Tulagi.<ref>{{harvnb|Hammel Eric|1999|pp=46–47}}; và {{harvnb|Lundstrom John B.|2005 (bản mới)|p=38}}</ref> Tulagi và hai đảo nhỏ lân cận [[Gavutu]] và [[Tanambogo]] bị một lực lượng 3.000 Thủy quân Lục chiến Mỹ tấn công.<ref>{{harvnb|Frank Richard|1990|p=51}}.</ref> Lực lượng hải quân Nhật gồm 886 người trú đóng tại căn cứ hải quân và căn cứ thủy phi cơ đã kháng cự kịch liệt cuộc tấn công của Mỹ.<ref>{{harvnb|Frank Richard|1990|p=50}}. Nhân lực của Hải quân Nhật bao gồm các chuyên viên xây dựng người Triều Tiên và Nhật Bản cùng các đơn vị huấn luyện tác chiến.</ref> Với đôi chút khó khăn, Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm được cả ba hòn đảo; Tulagi vào ngày [[8 tháng 8]], còn Gavutu và Tanambogo vào ngày [[9 tháng 8]].<ref>{{harvnb|Shaw Henry I.|1992|pp=8–9}}; và {{harvnb|McGee William L.|2002|pp=32–34}}</ref> Quân Nhật phòng thủ trên các đảo bị tiêu diệt hầu như cho đến người cuối cùng, trong khi Thủy quân Lục chiến Mỹ chịu tổn thất 122 người tử trận.<ref>{{harvnb|Frank Richard|1990|p=79}}. Có khoảng 80 quân Nhật tháo chạy sang đảo Florida, nơi họ bị các lực lượng Thủy quân Lục chiến tuần tra phát hiện và tiêu diệt trong hai tháng sau đó.</ref>