Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tụ Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 1:
'''Tụ Long''' (chữ Hán: ''聚龍''<ref>[http://www.academia.edu/2487461/Fran%C3%A7ois_Thierry_La_monnaie_Th%E1%BB%8Bnh_%C4%90%E1%BB%A9c_th%C3%B4ng_b%E1%BA%A3o_dans_la_crise_mon%C3%A9taire_au_Vietnam_1546-1658_Revue_Belge_de_Numismatique_CLVIII_2012_pp._279-295 François Thierry, « La monnaie Thịnh Đức thông bảo dans la crise monétaire au Vietnam (1546-1658) », trang 283.]</ref> hay ''聚竜''<ref>Tên làng xã Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19, trang 584.</ref>) là địa danh cũ của Việt Nam, gắn liền với '''mỏ đồng Tụ Long'''<ref>[https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%E1%BB%AD_l%C6%B0%E1%BB%A3c/Quy%E1%BB%83n_II/T%E1%BB%B1_ch%E1%BB%A7_th%E1%BB%9Di_%C4%91%E1%BA%A1i/Ch%C6%B0%C6%A1ng_V Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, quyển 2, trang 59.]</ref> (''聚龍銅廠'')<ref>[https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A7%E8%B6%8A%E5%8F%B2%E8%A8%98%E5%85%A8%E6%9B%B8/%E7%BA%8C%E7%B7%A8%E5%8D%B7%E4%B9%8B%E4%BA%8C Đại Việt sử ký toàn thư.]</ref> nằm trên vùng [[biên giới Việt Nam-Trung Quốc]], là vùng đất từng thuộc [[Việt Nam]] từ trước thời nhà [[Lê sơ]] và [[Lê trung hưng]] cho đến cuối thế kỷ 19 đầu thời kỳ [[Pháp thuộc]] ở Việt Nam thì bị cắt cho Trung Quốc, theo [[Công ước Pháp-Thanh 1887]] và [[Công ước Pháp-Thanh 1895]].
==Nguồn gốc==
[[Tập tin:TuLongVietNam.jpg|nhỏ|600px|phảigiữa|Bản đồ vùng Tụ Long trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 1902. (Trong bản đồ địa danh Tụ Long được ghi chú là Tu Long, nằm thẳng ngay bên dưới địa danh Ma Yen Son (Mã Yên Sơn), nhưng đã nằm ở bên kia biên giới thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Địa danh được chú là Mo Peu là Mã Bá nay là trấn Mã Bạch huyện lỵ của huyện Mã Quan.)]]
[[Tập tin:TuLong.png|nhỏ|phải|250px|[[Mã Quan|Tổng Tụ-Long]] tức tổng Phương Độ thời Nguyễn.]]
[[Tập tin:TuLongNgayNay.jpg|nhỏ|250px|phải|Bản đồ khu vực Tụ Long ngày nay.]]
Vùng đất này nay là đất đai thuộc địa bàn vài trấn biên giới thuộc huyện [[Mã Quan]] của [[Văn Sơn|châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn]], tỉnh [[Vân Nam]], [[Trung Quốc]], (là các trấn: [[Tiểu Bá Tử]], [[Kim Xưởng]], [[Đô Long]], [[Giáp Hàn Thanh]], [[Nam Lao]]) và hương [[Mãnh Động]] của huyện [[Ma Lật Pha]], là các hương trấn nằm xung quanh hương Đô Long (''都龙'', tức xã Tụ Long cũ của Việt Nam). Đất hương Mãnh Động Trung Quốc, xưa là phần đất xã Phấn Vũ tổng Phương Độ (cùng tổng với Tụ Long) của Đại Việt. Đây là vùng đất [[Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Lê trung hưng|tranh chấp giữa các triều đại quân chủ Việt Nam với các triều đại quân chủ Trung Hoa]].

Năm 1728, chính quyền nhà Lê-[[chúa Trịnh|Trịnh]] của Việt Nam chính thức thương lượng đòi được vùng đất này từ [[nhà Thanh]] Trung Quốc, ranh giới được xác định là bờ Bắc sông Đổ Chú (''堵呪''), bờ Nam sông Đổ Chú thuộc [[Đại Việt]] (sông Đổ Chú ngày nay là sông Hưởng Thủy (''响水河(大梁子河)'') là một nhánh thượng nguồn của [[Sông Chảy]] chảy từ huyện Mã Quan châu Văn Sơn dọc theo các trấn Mã Bạch (Mã Quan), Giáp Hàn Thanh, Tiểu Bá Tử, vào huyện [[Si Ma Cai]] tỉnh [[Lào Cai]] Việt Nam). Theo Lê Quý Đôn: ''Trôi Hà (tục gọi là sông Chảy), ở bên trái sông Thao, phát nguyên từ phủ Khai Hóa (tên là sông Đổ Chú) Trung Quốc, chảy xuống xứ Hưng Hóa, bên trái là châu Vị Xuyên, bên phải là châu Thủy Vĩ, chảy qua Na Căng, Tâm Phú, Bắc Hà, Thập Độ, Chư Làng đến đồn Bảo Nghĩa. Lại chảy qua Ngòi Bàng, động Ngọc Uyển xã Mai Quan về bên trái. Sông này phát nguyên từ dưới núi Tụ Long và [[Lão Quân]] chảy qua ải Bắc Tỉ và hai mỏ Long Sinh, Nam Dương rồi tụ hội ở hạ lưu...''<ref>Kiến văn tiểu lục, trang 299.</ref>
 
== Cương vực ==