Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Thánh Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 74:
Lê Thánh Tông tên thật là '''Lê Tư Thành''' (黎思誠), là con thứ tư của [[Lê Thái Tông]]. Cuối năm [[1442]], Hoàng đế [[Lê Thái Tông|Thái Tông]] mất, Thái tử [[Lê Bang Cơ]] lên ngôi tức [[Lê Nhân Tông]], phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm [[1459]], người con cả của Thái Tông là [[Lê Nghi Dân]] đột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày [[6 tháng 6]] âm lịch năm [[1460]], các tể phụ [[Nguyễn Xí]], [[Đinh Liệt]], làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi [[Hoàng đế]], xưng làm '''Thiên Nam Động chủ''' (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).
 
Trong 3837 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, [[Hành chính Việt Nam thời Lê sơ|hành chính]], [[kinh tế]], giáo dục &ndash; khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị [[Tân Nho giáo]] vào việc trị an, khiến [[Đại Việt]] trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.<ref name="daoduyanh291"/> Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô [[Hà Nội|Đông Kinh]], sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành [[bản đồ Hồng Đức]]. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ [[tham nhũng]], biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.<ref name="taylortr23"/> Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.{{Sfn|Tạ Chí Đại Trường|2009|p=190}}
 
Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển [[giáo dục]] và [[văn hóa]], qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho [[quốc gia]]. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở [[Văn Miếu]]. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu [[Phan Huy Chú]] thời Nguyễn nhận xét: ''"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức"''.<ref name="phanhuychu1520"/><ref name="kiernan205208"/> Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của [[Đại Việt]].<ref name="viensuhoc337"/>