Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngoại giao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Lịch sử: sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 12:
Ngoại giao là một phương pháp thiết lập các mối quan hệ giữa các nhóm người, và rõ ràng, nó xuất hiện ngay từ thời tiền sử. Theo G.Nicholson, những lý thuyết gia thế kỷ XIII tuyên bố rằng những nhà ngoại giao đầu tiên là những thiên thần (angels), những người đóng vai trò là các sứ giả giữa bầu trời và mặt đất.
Người ta cũng tin tưởng rằng, trong thời tiền sử, rất có thể xảy ra tình huống như thế này, một bộ lạc khi chiến tranh với những bộ lạc khác đã muốn thu thập và [[chôn cất]] người chết, phải tiến hành thỏa thuận, thương lượng để ngưng chiến. Lưu ý rằng, cuộc thương lượng sẽ không thể thành công nếu đại diện của bộ lạc bị giết hại trong quá trình truyền thông điệp. Và như vậy, phải có những luật lệ và đặc quyền nhất định để bảo vệ những sứ giả đó. Cá nhân những sứ giả hay những người được ủy quyền được thừa hưởng những quyền lợi hợp lệ nhưng phải nằm trong những khía cạnh đặc biệt nhất định. Tất cả những điều này góp phần định hình nên những đặc quyền ngoại giao được sử dụng trong quan hệ quốc tế hiện đại sau này.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sức mạnh quân sự được sử dụng liên tục để tạo ra thêm nhiều lực lượng lao động, và là phương tiện chủ yếu để hiện thực hóa chính sách ngoại giao của nhà nước. Vì thế, quan hệ ngoại giao chỉ được đuyduy trì không thường xuyên thông qua các đại sứ, những người được cử đi và trở về sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nhất định.
Trong thời kỳ phong kiến phân quyền, có sự tiếp nhận rộng rãi khái niệm "ngoại giao cá nhân" của các lãnh địa nhằm ký kết những hiệp định chấm dứt chiến tranh hay tham gia khối liên minh quân sự, hoặc tổ chức sắp đặt những cuộc hôn nhân chính trị giữa các triều đại. Giữa thế kỷ XV, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, dần dần xuất hiện những đại diện thường trực của quốc gia ở nước ngoài.