Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công chúa nhà Đinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 5:
Công chúa Đinh Phất Kim là con gái của [[Đinh Tiên Hoàng]] và là nhân vật được nhắc đến nhiều trong chính sử cũng như các tác phẩm nghệ thuật mô tả về cuộc đời và sự nghiệp [[Đinh Bộ Lĩnh]]. Công chúa Phất Kim cùng với công chúa Minh Châu và Nam Việt Vương [[Đinh Liễn]] là những người con được sinh ra trước khi [[Đinh Bộ Lĩnh]] làm Vua. Khi đánh dẹp [[12 sứ quân]], [[Đinh Bộ Lĩnh]] đem Phất Kim gả cho [[Ngô Nhật Khánh]], một [[sứ quân]] thuộc dòng dõi quý tộc [[nhà Ngô]]. Vì thế mà [[Đinh Bộ Lĩnh]] dễ dàng thu phục lực lượng của sứ quân họ Ngô.
 
Thời gian khoảng 10 năm sau đó, vào năm 979, Vua Đinh bị sát hại, Ngô Nhật Khánh tìm cách đưa Đinh Phất Kim trốn khỏi kinh [[thành Hoa Lư]]. Thuyền đi đến cửa bể Nam Giới, Nhật Khánh biết không thể đưa vợ đi cùng đành giận dữ đoạn tuyệt rồi bỏ mặc vợ quay về còn mình thì chạy sang [[Chiêm Thành]]. Công chúa Phất Kim trở về [[Hoa Lư]] và đi tu tại [[chùa Nhất Trụ]] ở phía bắc kinh thành. Khi vua cha Đinh Tiên Hoàng và người anh trai [[Đinh Liễn]] bị nghịch thần là [[Đỗ Thích]]. [[Lê Hoàn]] cùng hoàng hậu [[Dương Vân Nga]] lên làm nhiếp chính. Phò mã [[Ngô Nhật Khánh]] và vua Chiêm Thành dẫn hơn một nghìn chiến thuyền thuỷ quân xuất chinh theo hai cửa biển [[Đại Ác]] và [[Thần Phù]] vào đánh [[Đại Cồ Việt]] cũng bị [[bão]] dìm chết. Nỗi đau đớn tuyệt vọng lên đỉnh điểm khiến Công chúa Phất Kim đau đớn, xót xa, tuyệt vọng. Bà nhảy xuống [[giếng]] nước lầu Vọng Nguyệt, phía tây bắc kinh [[thành Hoa Lư]] [[tự vẫn]].<ref>[http://baoninhbinh.org.vn/ien-tho-cong-chua-phat-kim-20120830015300000p15c43.htm Đền thờ Công chúa Phất Kim]</ref>
 
Đối với bà mẹ Hoàng hậu là mẹ Ngô Nhật Khánh, sau những diễn biến xấu dồn dập của chồng và con tràn đến, bà [[Chùa Bà Ngô (Ninh Bình)#Nhân vật|Ngô phu nhân]] xưa đồng thời là hoàng hậu của [[Đinh Tiên Hoàng]] đành ra khỏi Hoàng cung, lập một ngôi chùa ở ngoại [[thành Hoa Lư]] để tu hành, ngôi chùa đó có tên là Đàm Lư nhưng dân gian vẫn quen gọi là chùa Bà Ngô <ref>[http://phunutoday.vn/tham-cung-bi-su/dinh-tien-hoang-va-nhung-cuoc-hon-nhan-chinh-tri-16150.html chùa Bà Ngô]</ref> (nay nằm ở thôn Hoàng Long, xã [[Trường Yên, Hoa Lư|Trường Yên]], [[Hoa Lư]], [[Ninh Bình]]).