Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đoàn IV (Việt Nam Cộng hòa)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 24:
Tiền thân của Vùng IV chiến thuật là Đệ ngũ Quân khu, được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956<ref>Sắc lệnh số 147/b/QP ngày 24 tháng 10 năm 1956</ref>. Địa bàn của Đệ ngũ Quân khu bấy giờ gồm các tỉnh [[Long An]], [[Kiến Tường (tỉnh)|Kiến Tường]], [[Kiến Phong]], [[Định Tường]], [[Kiến Hòa]], [[Vĩnh Long]], [[Vĩnh Bình (tỉnh)|Vĩnh Bình]], [[An Giang]], [[Phong Dinh]], [[Ba Xuyên]], [[Kiên Giang]], [[An Xuyên (tỉnh)|An Xuyên]] và Đặc khu [[Côn Sơn (tỉnh)|Côn Sơn]]. Tuy nhiên, mãi đến ngày 14 tháng 2 năm 1957, Đại tướng [[Lê Văn Tỵ]], Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa mới ký Công vụ lệnh số 146/TTM/VP chỉ định Chỉ huy trưởng 3 Quân khu kể trên, gồm: Trung tướng [[Dương Văn Minh]], Chỉ huy trưởng Quân khu Thủ đô; Đại tá [[Nguyễn Văn Y]], Chỉ huy trưởng Đệ nhất quân khu; Đại tá [[Nguyễn Văn Là]], Chỉ huy trưởng Đệ ngũ Quân khu. Trung tướng Dương Văn Minh đồng thời kiêm nhiệm chức Tư lệnh 3 quân khu trên.<ref>''Tài liệu Tham mưu biệt bộ Phủ tổng thống''. Trung tâm lưu trữ quốc gia II TP Hồ Chí Minh.</ref>
 
Ngày 1 tháng 6 năm 1961, Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]] đã ra sắc lệnh cải tổ các Quân khu thành các Vùng chiến thuật, theo đó Đệ nhất và Đệ ngũ Quân khu được sáp nhập để thành lập Vùng 3 chiến thuật<ref>Sắc lệnh số SL.98/QP ngày 13 tháng 4 năm 1961</ref>. Tỉnh Côn Sơn được tách ra, trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân.<ref>[http://www.baotangbrvt.org.vn/index.php?Module=Content&Action=view&id=310&Itemid=261# Sự thay đổi địa giới hành chính và quân sự của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955-1963 tại Bà Rịa-Vũng Tàu]</ref>. Tuy nhiên, do lãnh thổ của Vùng 3 chiến thuật khi đó tương ứng với địa bàn rộng lớn của Nam Bộ, gây ra rất nhiều khó khăn trong kiểm soát địa bàn. Do nhu cầu cần có thêm các đơn vị chủ lực nữa để hỗ trợ và chia sẻ vùng hoạt động, Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định thành lập thêm [[Sư đoàn 9 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 9]] vào ngày 1 tháng 1 năm 1962) và [[Sư đoàn 25 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 25 Bộ binh]] vào ngày 1 tháng 7 năm 1962. Như vậy, trên địa bàn của Đệ ngũ Quân khu cũ có các Sư đoàn bộ binh: [[Sư đoàn 7 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 7]], [[Sư đoàn 9 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 9]] và [[Sư đoàn 21 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 21]] phụ trách.
 
Ngày 1 tháng 1 năm 1963, Tổng thống Diệm cho thành lập Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật từ phần lãnh thổ miền tây Nam phần, với nòng cốt là các Sư đoàn 7, 9 và 21. Đại bản doanh của Quân đoàn được đặt tại Cần Thơ và Thiếu tướng [[Huỳnh Văn Cao]] làm Tư lệnh đầu tiên. Phần lãnh thổ trách nhiệm của Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật gồm 16 tỉnh và một Đặc khu thuộc miền tây Nam phần, tổ chức thành 3 Khu chiến thuật: Khu chiến thuật 41 (gồm các tỉnh [[Châu Đốc]], [[An Giang]], [[Sa Đéc]], [[Vĩnh Long]], [[Vĩnh Bình]]); Khu chiến thuật 42 (gồm các tỉnh [[Kiên Giang]], [[Phong Dinh]], [[Chương Thiện]], [[Ba Xuyên]], [[Bạc Liêu]], [[An Xuyên]]); Khu chiến thuật 43 (gồm các tỉnh [[Định Tường]], [[Kiến Tường]], [[Kiến Phong]], [[Kiến Hòa]], [[Gò Công]]). Ngoài ra, còn có Khu chiến thuật đặc biệt bán tự trị 44 làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực tây bắc đồng bằng sông Cửu Long dọc biên giới Việt Nam-Campuchia (giải thể năm 1973). Riêng Đặc khu [[Phú Quốc]] trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân. Mỗi khu chiến thuật là địa bàn hoạt động của một Sư đoàn. Các tỉnh cũng được tổ chức về mặt quân sự thành các Tiểu khu chiến thuật, đứng đầu là một sĩ quan cấp Đại tá hoặc Trung tá với chức danh Tỉnh trưởng (hoặc Thị trưởng) kiêm Tiểu khu trưởng, trực tiếp chỉ huy và điều động các đơn vị [[Địa phương quân và nghĩa quân|Địa phương quân]] và các Chi khu (trong đó có các Trung đội Nghĩa quân). Quân số của mỗi Tiểu khu tương đương với quân số từ một đến hai Trung đoàn bộ binh nhưng về mặt trang bị không bằng các đơn vị chủ lực. Vì vậy khi cần thiết sẽ được sự hỗ trợ của các sư đoàn chủ lực. Do đó, khi phối hợp tác chiến Tiểu khu trưởng dưới quyền của Tư lệnh Sư đoàn.