Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thừa Thiên Huế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Địa lý: Bổ sung nội dung
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 124:
Thừa Thiên – Huế, [[Thuận Hóa]] – [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] – [[Huế]] là vùng đất có lịch sử lâu đời. Những phát hiện [[khảo cổ học]] gần đây cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mảnh đất này. Những di vật như [[rìu đá]], [[đồ gốm]] được tìm thấy ở Phụ Ổ, Bàu Ðưng (Hương Chữ, [[Hương Trà]]) cho phép khẳng định đây là các di tích có niên đại cách đây trên dưới 4.000 năm. Những chiếc rìu đá được phát hiện trên nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn ([[A Lưới]]); Phong Thu ([[Phong Ðiền]]) đã chứng minh sự có mặt của con người ở vùng đất này trên dưới 5.000 năm. Di tích khảo cổ quan trọng gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy lần đầu tiên tại Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng (Phụ Ổ, Hương Chữ, [[Hương Trà]]) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đã đạt đến trình độ cao trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm. Dấu ấn này còn được tìm thấy ở Cửa Thiềng năm [[1988]] (Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Trà). Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, tại Thừa Thiên Huế còn có sự hiện diện của [[văn hóa Đông Sơn|văn hóa Ðông Sơn]]. Năm 1994, [[trống đồng]] loại một đã được phát hiện ở Phong Mỹ, Phong Ðiền. Ðây là một trong những di vật độc đáo của nền [[văn hóa Việt cổ]].
[[Hình:Southvietmap.jpg|nhỏ|150px|Bản đồ hành chính [[Việt Nam Cộng hòa]] cho thấy địa giới [[tỉnh Thừa Thiên-Huế]] năm 1967.]]
Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa, Thừa Thiên – Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển... Trong thời kỳ phát triển của [[Văn Lang]] – [[Âu Lạc]], tương truyền Thừa Thiên Huế vốn là một vùng đất của bộ Việt Thường. Trong thời kỳ nước [[Nam Việt]] lại thuộc về Tượng Quận. Năm [[116 TCN]], quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Thời kỳ [[Bắc thuộc]], trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này là địa đầu phía Bắc của [[Chăm Pa|Vương quốc Chămpa độc lập]]. Sau chiến thắng Bạch Ðằng lịch sử của [[Ngô Quyền]] (năm [[938]]), [[Đại Việt|Ðại Việt]] trở thành [[Quốc gia có chủ quyền|quốc gia độc lập]] và qua nhiều thế kỷ phát triển, biên giới Ðại Việt đã mở rộng dần về phía Nam. Năm [[1306]], [[Huyền Trân|công chúa Huyền Trân]], em gái vua [[Trần Anh Tông]], "nước non ngàn dặm ra đi" làm dâu vương quốc Chămpa, vua [[Chế Mân]] dâng hai [[châu Ô]], [[Châu Lý|Rí]] (Lý) để làm sính lễ. Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành [[Châu Ô|châu Thuận]], [[Châu Lý|châu Hóa]] và đặt chức quan cai trị. Thừa Thiên – Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Ðông với nền văn hóa của các cư dân bản địa.
 
Từ khi trở thành một phần của [[Đại Việt]], [[Châu Lý|Châu Hóa]] và vùng đất [[Thuận Hóa]] đã từng là nơi ghi dấu những công cuộc khai phá mở làng, lập ấp, nơi [[Đặng Tất]] xây dựng đồn lũy chống quân [[nhà Minh|Minh]], nơi cung cấp "kho tinh binh" cho [[Lê Thái Tổ]] bình định giang sơn. Với lời sấm truyền "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành sơn, có thể yên thân muôn đời); năm [[1558]], [[Nguyễn Hoàng]] xin vào trấn giữ xứ [[Thuận Hóa|Thuận Hoá]] mở đầu cho cơ nghiệp của các [[chúa Nguyễn]]. Sự nghiệp mở mang của 9 đời [[chúa Nguyễn]] ở [[Miền Nam (Việt Nam)|Ðàng Trong]] đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất [[Thuận Hóa]] – [[Cố đô Huế|Phú Xuân]]. Hơn 3 thế kỷ từ khi trở về với [[Đại Việt|Ðại Việt]], Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị. Sự ra đời của thành [[Châu Lý|Hóa Châu]] (khoảng cuối [[Thế kỷ 15|TK XV]], đầu [[Thế kỷ 16|TK XVI]]) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi cho đến năm [[1636]], chúa [[Nguyễn Phúc Lan]] dời phủ đến [[Kim Long, Huế|Kim Long]] là bước khởi đầu cho quá trình [[đô thị hóa]] trong lịch sử hình thành và phát triển của [[Huế|thành phố Huế]] sau này.