Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử hành chính Thừa Thiên Huế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Theo sách [[Đại Nam nhất thống chí]], nguyên xưa đây là đất [[Việt Thường]]. Thời Bắc thuộc, vùng này là nơi tranh chấp giữa chính quyền đô hộ phương Bắc và vương quốc [[Lâm Ấp]] (sau là [[Chiêm Thành]]). Khi quốc gia [[Đại Việt]] trỗi dậy, nhiều lần xung đột vũ trang với Chiêm Thành, dần dần kiểm soát vùng đất phía Bắc Chiêm Thành. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 13, vùng này vẫn thuộc [[châu Ô]] và [[châu Lý]] thuộc đất Chiêm Thành.
 
Đầu thế kỷ 14, thông qua cuộc hôn nhân chính trị giữ quốc vương Chiêm Thành là [[Chế Mân]] và công chúa Đại Việt [[Huyền Trân]], châu Ô và châu Lý được sáp nhập vào địa đồ Đại Việt như món quà sính lễ. Nhà Trần tiếp nhận vùng đất này và vào năm Hưng Long 15 (1307), đổi châu Ô thành [[Châu Ô|Thuận Châu]] và châu Lý thành [[Châu Lý|Hóa Châu]], chiêu mộ lưu dân khai phá. [[Châu Ô|Châu Thuận]] gần tương ứng với tỉnh [[Quảng Trị]] ngày nay, và [[Châu Lý|châu Hóa]] chính là hầu hết tỉnh [[Thừa Thiên - Huế]] và vùng Bắc tỉnh [[Quảng Nam]] ngày nay. Cuối đời Trần, phủ Thuận Hóa được lập, thống hạt 2 châu Thuận và châu Hóa, chia đất lập huyện. Châu Hóa bấy giờ có các huyện [[Sạ Lệnh]], [[Bồ Đài]], [[Bồ Lãng]] (tương ứng hầu hết với huyện [[Hương Trà]] nay), [[Lợi Bồng]], [[Tư Dung]], [[Thế Vinh]] (tương ứng hầu hết với huyện [[Phú Vang]] nay), [[Trà Kệ]] (gần tương ứng với huyện [[Phong Điền]], [[Quảng Điền]] nay).
 
Thời thuộc Minh giữ nguyên phủ Thuận Hóa và chia lại các huyện. Năm 1421, hợp 2 huyện Lợi Bồng, Tư Dung vào huyện Thế Vang thành huyện [[Sĩ Vang]]. Ba huyện Sạ Lệnh, Bồ Đài, Bồ Lãng bị bãi, lệ hẳn vào châu.