Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Thái Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cái chết: thêm chú thích chùa Côn Sơn
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 126:
Năm [[1434]], Thái Tông ra lệnh cho quân ngự tiền và các vệ quân năm đạo chuẩn bị lương ăn trong 2 tháng, hạn đến ngày 20 tháng này phải tới địa phận Đông Kinh để điểm danh và luyện tập võ nghệ. Còn quân trấn giữ ở các trấn [[Thanh Hóa]], [[Nghệ An]], [[Tân Bình]], [[Thuận Hóa]] thì tới địa phận phủ, trấn mình để kiểm duyệt. Ai vi phạm sẽ bị trị tội.<ref>[[Đại Việt sử ký toàn thư]], Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, quyển XI, bản điện tử, tr. 374.</ref> Cùng năm, 4 quan phụ đạo trấn [[Lạng Sơn]] là Hoàng Nguyên Ý, Hoàng Văn Ngạc, Nguyễn Thế Ninh và Nguyễn Công Đình nổi dậy, Thái Tông sai [[Lê Văn An]] mang quân Ngự tiền, Thiết đột và quân ở Bắc đạo đi đánh. Khi đến nơi thì Hoàng Văn Ngạc đã bị trấn binh giết chết, Hoàng Nguyên Ý đều bỏ cả vợ con chạy trốn sang đất Minh. Lê Văn An liền chia quân lùng bắt thân thích, nô tì, tài sản, gia súc của trấn quân được tới hơn nghìn người đem về dâng nộp. Nhà vua thả hết dân thường, đem gia thuộc của bốn người cầm đầu nổi dậy ban cấp cho các quan.<ref>Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, quyển XI, bản điện tử, tr. 376.</ref>
 
Tháng 4 âm lịch năm [[1434]], khi vua [[Lê Thái Tổ]] vừa chết, vua nước [[Chiêm Thành|Chiêm]] là Bố Đề ngờ [[Đại Việt]] có biến loạn, tự mình cầm quân áp sát biên giới, chưa rõ thực hư, mới đem quân vào Cửa Việt bắt 6 người. Dân Thuận Hóa đánh trả, bắt 2 người đem dâng. Ngày [[12 tháng 5]] âm lịch năm [[1434]], Lê Thái Tông sai quân dẫn 2 tù binh Chiêm tới xem, sau đó tha về. Cùng ngày, nhà vua sai Nhập nội Tư mã [[Đinh Liệt|Lê Liệt]], tổng đốc các quân [[Nghệ An]], [[Tân Bình]], [[Thuận Hóa]], đi tuần tra các nơi thuộc Tân Bình, Thuận Hóa, nếu gặp quân [[Chiêm Thành]] vào cướp biên giới, mà có ai vi phạm quân lệnh hay sợ hãi rút lui thì cho phép chém trước tâu sau. Lại sai Nhập nội Thiếu úy [[Lê Khôi]] và Hành khiển Tổng quản Lê Truất cùng đốc suất các quân ở Tân Bình và Thuận Hóa đi theo. Bố Đề thấy [[Đại Việt]] không có sự biến gì đã rút quân từ trước. Lê Liệt đưa quân đến châu Hóa, định trở về, gặp lúc người Man ở [[Châu Lý|châu Hóa]] là Đạo Thành bị Đạo Luận đánh, đến xin cứu viện. Lê Liệt bèn đem quân đánh giúp, bắt được hơn nghìn người và vài chục con [[voi]] mang về.<ref name="Nội 1993">Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, quyển XI, bản điện tử, tr. 380.</ref>
 
Tháng 1 âm lịch năm [[1435]], nhà vua cho thao diễn quân đội 5 đạo đánh bộ, lại diễn tập thủy chiến ở [[sông Hồng]].<ref>Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, quyển XI, bản điện tử, trang 385</ref> Cuối năm này, ngày 21 tháng 11 âm lịch nhà vua sai Tư mã Tây đạo Lê Bôi làm Tổng quản; Hữu bật Lê Văn Linh làm Tham đốc, đốc suất các vệ quân năm đạo và hai vạn trấn quân [[Nghệ An]] đi đánh Cầm Quý, một tù trưởng địa phương có 1 vạn quân. Thái Tông căn dặn Lê Bôi, Lê Văn Linh phải ước thúc tướng sĩ, vỗ về nhân dân, nếu có người giữ chức tổng quản, đồng tổng quản hoặc tổng tri mà vi phạm quân lệnh thì bắt giam rồi tâu xin xử tội. Đối với những người từ chức vệ đồng tri trở xuống, ai ra trận mà bất tuân hoặc bỏ chạy thì các tướng được phép chém trước tâu sau. Quan quân đi đánh thắng trận, bắt được Cầm Quỹ giải về triều.<ref>Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, quyển XI, bản điện tử, trang 391</ref>