Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 208:
Tông phái này do Huỳnh Giáo Chủ khai sáng. Ông tên thật là [[Huỳnh Phú Sổ]], sinh năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, Tỉnh Châu Đốc con ông Huỳnh Công Bộ. Thuở thiếu thời, ông học đến bậc tiểu học ở trường tiểu học Tân Châu. Ông từng vân du vùng Thất Sơn, đến ngày 19-5- năm Kỷ Mão (nhằm 5-7-1939), Huỳnh Phú Sổ khai đạo tại làng Hòa Hảo. Thuở đó tín đồ tôn xưng ông là Thầy hay Đức Thầy. Ông có biệt hiệu là Hồng Vân Cư Sĩ và Hòa Hảo. Sấm giảng Thi Văn toàn bộ của ông dày 500 trang.
 
Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) kế thừa Bửu Sơn Kỳ Hương, truyền bá phật giáo trong giới nông dân, tu tại gia, có tôn chỉ "Học Phật, Tu Nhân", thực hành tứ ân: 1) Ân Tổ tiên cha mẹ 2) Ân Đất Nước 3) Ân Tam Bảo 4) Ân Đồng Bào Nhân loại. Triệt để bài trừ mê tính như đốt vàng mã, thầy bùa, thầy pháp...không cất chùa mới, chỉ cất Độc Giảng đường để ngày rằm, mồng một, tín đồ đọc Sấm giảng, đó là những lời răn dạy, khuyến tu của Huỳnh giáo chủ theo thể văn vần.
 
Tín đồ PGHHPhật giáo Hòa Hảo cũng quy y tam bảo, giữ ngũ giới, ăn tứ trai, thập trai và trường trai, đàn ông để búi tóc và râu, trong nhà có một bàn thờ Cửu Huyền thất tổ, bên trên là tấm trần điều, tượng trưng cho tịnh độ, ngoài sân có bàn thờ thông thiên phải lạy bốn phương, bài nguyện, Đức Thầy đặt theo thể văn vần. Cúng lạy ở bàn thờ trong nhà thì khởi đầu cầm hương xá 3 xá, quỳ xuống chấp tay ngay trán nguyện:<blockquote>''Cúi kính dưng hương trước Cửu Huyền,''
 
''Cầu trên Thất Tổ chứng lòng thiềng.''
Dòng 234:
''Mong nhờ Đức Cả bề trên,''
 
''Độ con yên ổn vững bền cội tu. (Lạy 4 lạy)''</blockquote>Thời gian hành đạo, Đức Thầy đi khắp miền Hậu Giang giảng đạo, tín đồ đi nghe giảng đông hàng nghìn, cho nên thường tổ chức nơi công cộng như ở nhà lồng chợ hay nhà Tín đồ có sân rộng. Thực dân Pháp sợ ảnh hưởng của ông, năm 1940, đem an trí ông trong nhà thương Chợ Quán. Giữa năm 1941 đưa ông đi biệt xứ ở Bạc Liêu, đến cuối năm 1942 lại đưa trở về Saigon. Vào ngày 21-9-1946, ông lập đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, gọi tắt là Việt Nam Dân Xã Đảng. Ông tham gia Uỷ ban Hành Chánh Nam Bộ, vào mật khu ở Miền Đông với lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn. Ông dự Hội Nghị với Việt Minh do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Đốc Vàng, tỉnh Long Xuyên. Trong phiên họp, đèn tắt và có tiếng súng nổ, cận vệ của ông chạy thoát về báo lại. Ngay đêm đó, có thủ bút của ông viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng PGHHPhật giáo Hòa Hảo:<blockquote>''Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyển Giác Ngộ;''
 
''Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vĩnh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vĩnh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.''
Dòng 248:
''Ký tên: S''</blockquote>
 
Từ đó người ta không có tin tức về ông. Hòa Hảo tin rằng Việt Minh đã hãm hại ông sau khi đã viết lá thư đêm đó. Khi mất tích ông 27 tuổi. Ông chẳng những là giáo chủ PGHHPhật giáo Hòa Hảo mà còn là một lãnh tụ chính trị nhiệt tâm yêu nước.
 
Huỳnh Giáo Chủ tổ chức PGHHPhật giáo Hòa Hảo có quy củ từ thôn ấp đến làng, quận, tỉnh và trên hết là Ban Trị Sự Trung Ương đặt trụ sở tại Tổ Đình An Hòa Tự nơi Thánh Địa Hòa Hảo.
 
Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, có một lực lượng quân sự, là một tổ chức kháng chiến chống Pháp, chống Việt Minh. Lực lượng này gồm quân đội của Tướng Trần Văn Soái tự Năm Lửa, Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Phật giáo Hoà Hảo, Tổng Hành Dinh ở Cái Vồn, Cần Thơ. Tướng Lâm Thành Nguyên tự Hai Ngoán, Phó Tổng Tư Lệnh, tổng hành dinh ở Cái Dầu, Châu Đốc. Tướng Nguyễn Giác Ngộ, tự Nguyễn Trung Trực, tổng hành dinh ở Chợ Mới, Long Xuyên. Tướng Lê Quang Vinh tự Ba Cụt, tổng hành dinh ở Thốt Nốt, Long Xuyên. Các lực lượng võ trang trên, năm 1954 đều về hợp tác với chánh phủ Ngô Đình Diệm. Riêng tướng Lê Quang Vinh sau khi Hội Nghị với đại sứ Nguyễn Ngọc Thơ vùng Đồng Tháp Mười trở về, đã bị một đồn Bảo An ở Hòa Bình Thạnh (Chắc Cà Đao) bắt, giải về nhà lao Cần Thơ, ra Tòa Án binh, bị xử tử hình tại sân vận động Cần Thơ.
 
Phật giáo Hoà Hảo dưới chế độ Ngô Đình Diệm cũng bị đàn áp như các tôn giáo khác, phải đợi sau cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963 thành công, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Đồng tướng lãnh, từ đó PGHHPhật giáo Hòa Hảo có cơ hội phục hồi tổ chức. Ngày 18-11-1964, Hội Đồng Trị Sự trung ương Giáo Hội PGHHPhật giáo Hòa Hảo được thành lập. Theo kiểm kê năm 1965, PGHHPhật giáo Hòa Hảo chỉ có một ít chùa, có 390 Độc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.
 
Hiểu được những tông phái chính của Phật Giáo Việt Nam hiện nay, giúp chúng ta biết rõ nguồn gốc, pháp môn tu tập, để chọn lựa cho mình tông phái thích hợp, nhờ đó sự tu học ngày càng tinh tấn.