Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 79:
Những vị đệ tử chưa chứng ngộ thường thắc mắc về Niết Bàn và đặt những câu hỏi về Niết Bàn. Đức Phật có nhiều lần đã im lặng trước những câu hỏi đó. Sự im lặng của ông cũng đã là một cách trả lời. Tìm hiểu về Niết Bàn là một việc làm mất thì giờ lại còn dễ đưa người tới những tưởng tượng hư vọng. Niết Bàn là một thực thể cần được thực chứng chứ không phải là đối tượng của những suy luận duy lý. Không cho những vấn đề siêu hình là quan trọng, đó là một điểm đặc biệt của đạo Phật. Một vị tỳ kheo quyết tâm chứng đạo, không bắt buộc phải có lòng tin của một tín đồ. Người ấy có thể không bận tâm đến các vấn đề cực lạc, thiên đường, luân hồi, địa ngục. Người ấy chỉ cần đặt vấn đề giải thoát diệt khổ. Bởi vì người ấy đã có thể nhận chân được tính cách khổ, không, vô thường, vô ngã của vạn hữu (khổ đế) cùng nguyên nhân của những khổ đau ràng buộc ấy (tập đế) và cương quyết trừ diệt chúng bằng những phương pháp hợp lý (đạo đế) để đi đến sự chiến thắng khổ đau, sống trong tịnh lạc (diệt đế). Một khi thành công, người sẽ biết tất cả, hiểu tất cả, vì bấy giờ người đã sống trong chân lý.<ref name="abc"/>
 
Nếu có một căn cơ yếu đuối, người tu hành sẽ bằng lòng đi con đường tiệm tiến: con đường bắt đầu từ tín ngưỡng có thể chấp nhận bằng trí suy luận, chứ không phải một tín ngưỡng vô điều kiện và sẽ đi vào con đường thực nghiệm chân lý khi nào người đó đã có một căn cơ mạnh mẽ. Nếu người tu hành có sức mạnh, có lòng hăng hái, nghĩa là khi ta có đại căn, đại cơ, anh ta sẽ bắt tay vào cuộc thực nghiệm tâm linh, diệt dục, đạt tuệ, chứng quả. Với con đường này, người ấy không cần một tín ngưỡng siêu hình nào cả, những suy tưởng và biện luận về các vấn đề siêu hình không cần thiết, chúng chỉ làm mất thì giờ và gây thêm nhiều vọng tưởng. Cuộc thực nghiệm tâm linh sẽ đưa ta đến chỗ chứng đạo, thấu hiểu mọi chân lý mầu nhiệm bằng trí tuệ Bát nhã.<ref name="abc"/> Có quan điểm cho rằng chân lý chỉ có thể thấu triệt bằng thực nghiệm, vậy thì những cuộc suy luận về các vấn đề siêu hình đều chỉ là "hý luận" không cần thiết vì vậy chớ nên nghĩ rằng giáo lý đạo Phật chỉ nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc siêu hình.<ref name="abc" />
 
===Nhận thức luận===