Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiều Hoa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm tư liệu và thần tích về Thiều Hoa
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
'''Hoàng Thiều Hoa''' ([[3]] - 41), là một [[Chỉ huy quân sự|nữ tướng]] của [[Hai Bà Trưng]], hiệu là Tiên Phong nữ tướng.
==Tiểu sử==
 
Bà sinh năm 3 sau [[Tây lịch|Tây Lịch]], nhằm năm Quý Hợi tức niên hiệu Nguyên Thủy thứ 3 thời [[Hán Bình Đế]], một số sử sách có ghi chép lại bà họ Hoàng. Bà là người đẹp nhất thời [[Lĩnh Nam]]. Thiều Hoa sinh ngày mùng 2 tháng 1 năm Quý Hợi (3 SCN), là con trong một gia đình nông dân nghèo ở động Lăng Sương bên bờ sông Đà thuộc huyện Thanh Châu (nay là huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Theo thần tích, cha bà là Hoàng Phụ và mẹ là Đào Thị Côn. Thời niên thiếu, trong những buổi chăn trâu, hái củi bên núi Tản Viên, bà thường cùng bạn bè đẽo củi tre, dùng gậy khăng chia làm hai phe chơi đánh phết, dựng cây chuối làm bia, dùng gậy để phóng lao. Khi bà 16 tuổi thì cha mẹ mất, bà rời động Lăng Sương đi tìm cảnh phật làm nữ tu hành. Qua nhiều nơi, bà đến chùa Phúc Khánh, trang Song Quan (chính là chùa Hiền Quan ngày nay).
==Khởi nghĩa==
Thấy Thiều Hoa đã trưởng thành, nhà sư khuyên bà cùng với những đồng môn khác đến ứng nghĩa dưới lá cờ của Hai Bà Trưng. Tại Mê Linh, những tráng sĩ trai gái sông Đà, sông Thao được Hai Bà Trưng tiếp đón nồng nhiệt. Bà cùng 500 quân sĩ gia nhập quân của [[Hai Bà Trưng]] khởi nghĩa đánh đuổi giặc [[Hán]], hiệu là Tiên Phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở [[Tam Thanh, Tân Sơn|Tam Thanh]], [[Phú Thọ]], được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Tiên Phong hữu tướng, nhiều lần giáp trận với giặc Hán đều được toàn thắng. Sau khi đánh tan giặc Hán, bà xin về Song Quan tu hành cứu nhân độ thế.
==Qua đời==
Năm Tân Sửu (41), vào một ngày nọ, bà ra thăm sông Thao thì thấy có một bãi đất rất rộng lớn nên bà ra đấy xem. Hôm ấy trời đổ mưa to, bà đã thác ở đấy.
==Được tôn thờ==
Sau khi bà mất, Trưng Nữ Vương đã truy phong bà là "Phụ Vương công chúa" và truyền cho dân làng lập đền thờ bà. Nhân dân Song Quan suy tôn bà là "Đức thánh mẫu Đệ nhất Đại Vương" của làng và thờ cúng bà rất tôn nghiêm. Từ đó đến nay, đền thờ, lăng mộ của bà, chùa Phúc Khánh và đình làng vẫn được giữ gìn và luôn tu tạo chu đáo.
 
Hiện nay ở xã [[Hiền Quan]], huyện [[Tam Nông, Phú Thọ|Tam Nông]], tỉnh [[Phú Thọ]] có đền và miếu thờ Bà. Tại chùa Phú Khánh ở xã [[Hiền Quan]] cũng thờ bà, vì sau khi bà xin về Song Quan, bà có thọ giới với Bồ Tát Tăng Giả Nan Đà. Hàng năm đến ngày kỵ của bà, dân chúng tổ chức hội làng trong ba ngày.