Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chân lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 7:
==Tổng quan==
Thực chất, chân lý là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan của con người. Không có chân lý nằm ngoài nhận thức của con người. Không có con người thì cũng không có khái niệm chân lý. Chân lý tồn tại một cách độc lập với nhân loại là điều không thể lý giải hoặc chứng minh. Trong mọi trường hợp, nếu có một chân lý nào đó hoàn toàn không liên quan tới con người, thì đối với chúng ta nó tuyệt đối không tồn tại.<ref name="tiasang"/> Nhận thức của con người không đứng yên mà sẽ thay đổi theo thời gian để ngày càng đến gần chân lý hơn. Có những khẳng định được con người xem là "chân lý hiển nhiên" vì mọi người có thể kiểm nghiệm một cách dễ dàng bằng trực quan như "toàn thể thì lớn hơn thành phần". "Chân lý hiển nhiên" khác với [[tiên đề]]. Tiên đề là giả thuyết cơ sở ban đầu được công nhận như chân lý, làm nền tảng cho quá trình suy luận logic mà tư duy dựa vào đó để đưa ra những kết luận mới. Tiên đề thường là những tri thức có thể nhận thức bằng trực quan và được thừa nhận rộng rãi. Có những môn khoa học được xây dựng dựa trên một hệ thống tiên đề có sẵn như toán học. Tiên đề cũng tồn tại ở nhiều môn khoa học thực chứng như vật lý học, hóa học, kinh tế học...
[[File:Blind men and elephant2.jpg|300px|thumb|left|Truyện ngụ ngôn những ngườiNgườivà consờ voi ngụ ý rằng con người thường xem kinh nghiệm phiến diện của họ chính là chân lý]]
Tính "đúng" hay "sai" của những giả thuyết nào đó có thể được kiểm chứng bằng kinh nghiệm, thực nghiệm, thí nghiệm. Con người có thể sử dụng phép quy nạp để từ những quan sát riêng lẻ rút ra được tri thức. Tuy nhiên tri thức này chỉ chứa đựng những tính chất của đối tượng mà nhận thức đang tập trung chú ý. Đây được gọi là quá trình trừu tượng hóa vì nhận thức của con người chỉ giữ lại những đặc tính quan sát được mà nó cho là quan trọng, cơ bản nhất của đối tượng đồng thời bỏ qua những đặc tính mà nó cho là ít quan trọng hoặc không thể quan sát được. Nhận thức sẽ sử dụng những đặc tính này để thay thế cho bản thân đối tượng. Khi tri thức là một sự tổng quát hóa có tính hệ thống, nghĩa là sự tổng quát hoá được thực hiện bằng những phương pháp được thừa nhận, phù hợp với giả thuyết đang được kiểm chứng và đã được kiểm nghiệm thực tế thì tri thức đó thể hiện tính chất phổ quát cho đến khi con người tìm ra bằng chứng phủ nhận tri thức đó, tri thức sẽ được coi là "đúng", là "chân lý" ở thời điểm toàn bộ quá trình nhận thức này được thực hiện. Trong quá trình nhận thức, con người càng ít bị chi phối bởi những định kiến, cảm xúc, giá trị đạo đức, những niềm tin vô căn cứ thì quá trình nhận thức càng ít bị bóp méo do đó càng đúng đắn nên càng đến gần chân lý. Thế giới khách quan phức tạp hơn khả năng nhận thức của bất cứ cá nhân nào nên không một học thuyết nào có thể được xem là chân lý. Trong sự lĩnh hội chân lý luôn có một xung đột vô tận giữa trí tuệ con người vũ trụ và trí tuệ cá thể. Quá trình hòa giải vô tận được thực hiện trong khoa học, triết học, và trong đạo đức của chúng ta.<ref name="tiasang"/> Càng có nhiều học thuyết thì tri thức của nhân loại càng tiếp cận gần hơn với chân lý. [[Rabindranath Tagore]] cho rằng "''Chân lý tuyệt đối, cái không thể nhận thức một cách riêng biệt bởi trí tuệ cá nhân hay mô tả bằng ngôn ngữ, mà chỉ có thể nhận thức bởi sự tổng hòa tất cả mọi cá thể trong sự vô tận của chúng''<ref name="tiasang">[http://tiasang.com.vn/-van-hoa/EINSTEIN-va-TAGORE-Doi-thoai-ve-tinh-khach-quan-cua-chan-ly-10863 EINSTEIN và TAGORE: Đối thoại về tính khách quan của chân lý], 20/08/2017, Tạp chí Tia sáng</ref>". Thậm chí toàn bộ tri thức khoa học của con người cũng không thể được xem là chân lý với ý nghĩa nó phản ánh một cách chính xác, trung thực thế giới khách quan vì tri thức khoa học chỉ là những mô hình con người dựng lên để mô phỏng, giải thích thế giới khách quan bằng cách giản lược hóa thực tại.