Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Đánh giá: suy đoán cá nhân
Dòng 285:
Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của [[lịch sử Việt Nam]] trong [[thế kỷ 16]] (đặc biệt về mặt chính trị và quân sự), một thế kỷ nhiều biến động mang tầm ảnh hưởng chưa từng có trước đó trong lịch sử dân tộc, mà ông vừa là một nhân chứng vừa là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên chúng. Mạc Đăng Dung là một viên tướng tài nhiều công trạng, đồng thời là một chính khách khôn ngoan, hành xử linh hoạt hiếm thấy ở vào một thời kỳ mà chính quyền và xã hội [[Đại Việt]] trên 20 năm cuối thời [[Lê sơ]] rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cùng với 14 năm đầu tiên đầy thử thách của triều Mạc do ông sáng lập.
 
Dù hành trạng cuộc đời và sự nghiệp có những điểm tương đồng với người đã sáng lập lên nhà Hậu Lý là [[Lý Thái Tổ]] ([[Lý Công Uẩn]]) nhưng việcViệc lập lên [[nhà Mạc]] của Mạc Đăng Dung vào năm [[1527]] đã phải đối mặt với những sự chống đối lớn hơn rất nhiều so với khi [[nhà Lý]] ra đời năm [[1009]]. Các nhà sử học hiện đại phần lớn thống nhất quan điểm ở một nguyên do cho sự khác biệt trên là bởi [[Phật giáo]] giữ vị thế độc tôn trong xã hội [[Đại Việt]] từ đầu thế kỷ 11 nhưng đến thời [[nhà Hậu Lê]] thì đã bị mất hoàn toàn vị thế này vào tay [[Nho giáo]] (đặc biệt là [[Tống Nho]]). Chính những tư tưởng hà khắc, bảo thủ mạnh của Tống Nho đã bám rễ sâu vào ý thức của một bộ phận lớn Nho sĩ, trí thức [[Đại Việt]] cho tới đầu [[thế kỷ 16]] là một nguyên nhân chính chống lại sự ra đời của [[nhà Mạc]].
 
Từ một người xuất thân hàn vi, trở thành lính Túc vệ và cuối cùng thành một [[hoàng đế]], đó là cả một quá trình không phải chỉ do may mắn. Để có được những bước tiến kỳ diệu ấy, ngoài tài thao lược, chắc hẳn phải có mưu lược cộng với ít nhiều may mắn do thời cuộc đưa lại. Trong trường hợp này, có thể nói Mạc Đăng Dung là “anh hùng lập thân trong thời loạn”. Điểm lại nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời chính trị của Mạc Đăng Dung đã cho thấy ông là một chính khách hành xử nhiều toan tính, linh hoạt không thường thấy trong lịch sử phong kiến [[Việt Nam]]. Điều quan trọng là hầu hết những toan tính đó không vì lợi ích cá nhân (hay gia tộc) trước mắt mà hướng tới đại cục lâu dài mang tầm quốc gia. Nó cũng cho thấy ông có khả năng giành được quyền lực và sử dụng quyền lực với tính linh động cao, biết khi nào cần cương khi nào cần nhu, khi nào cần tiến khi nào cần lùi, không cứng nhắc hay tham quyền một cách ích kỷ. Về mặt linh hoạt trong cách hành xử, ông đã cho thấy mình không hề kém cạnh so với người đồng hương [[xứ Đông]] là [[Nguyễn Bỉnh Khiêm]]. Một vài sự kiện có thể xem là minh chứng tiêu biểu cho nhận định trên:
# Sự kiện Mạc Đăng Dung chủ động kết nối thông gia với [[Trần Chân (tướng thời Lê sơ)|Trần Chân]], một thế lực đang lên đương thời;
# Sự kiện Mạc Đăng Dung hai lần tha chết, không truy sát [[Nguyễn Hoằng Dụ]] (vốn có quan hệ họ hàng gần với cha của [[Nguyễn Hoàng]] là [[Nguyễn Kim]]), mở đường sống cho Hoằng Dụ rút về [[Thanh Hóa]];
# Sự kiện ông chủ động tạm lui về quê nhà [[Dương Kinh|Cổ Trai]] khi đang ở đỉnh cao quyền lực (giai đoạn [[1525]]-[[1527]]), để quan sát tình hình và tránh những lời gièm pha chuyên quyền sau khi liên tục được vua [[Nhà Lê]] gia tăng chức tước bởi công lao dẹp loạn, giữ ổn định chính sự trong nhiều năm;
# Sự kiện ông chọn thời điểm thích hợp để phế ngôi [[Nhà Lê sơ]] mà không gây cảnh thảm sát, tắm máu (như những cuộc thanh trừng cuối thời [[Nhà Lý|Lý]] và [[Nhà Trần|Trần]]), sau khi đã dành nhiều năm nghe ngóng lòng dân và thu phục nhân tâm;
# Sự kiện ông cởi mở trưng dụng hiền tài và thu dụng đội ngũ Nho sĩ - trí thức cựu triều Lê sơ một cách rộng lượng, đồng thời không vội vàng thay đổi những thể chế đã được định hình dưới thời thịnh trị của [[Nhà Lê sơ]], vì thế phần nào tránh được vết xe đổ của [[Hồ Quý Ly]] và [[Nhà Hồ]] hơn một thế kỷ trước;
# Sự kiện ông chỉ giữ ngôi vua có 3 năm, rồi theo kế sách thời Trần mà chủ động nhường ngôi cho con trưởng [[Mạc Đăng Doanh]] ([[Mạc Thái Tông]]), sau đó lui về [[Dương Kinh]] (Cổ Trai) quê nhà nhưng vẫn quán xuyến hầu hết những việc hệ trọng quốc gia cho tới tận khi mất với vai trò của một [[Thái thượng hoàng]];
# Sự kiện ông buộc phải sử dụng “khổ nhục kế” (xin trá hàng và dâng đất khống) trước đạo quân xâm lược [[Nhà Minh]] do nhà [[Lê trung hưng|Lê Trung hưng]] cầu viện, khi đang ở vào tình thế lưỡng đầu thọ địch, thù trong giặc ngoài (cộng thêm một bất lợi lớn là việc [[Mạc Thái Tông]] vừa qua đời đột ngột, con nối ngôi là Hiến tông [[Mạc Phúc Hải]] vẫn còn nhỏ tuổi).
Là một triều đại đối địch hoàn toàn với quyền lợi của các dòng họ thế lực Lê-Trịnh-Nguyễn (vốn cùng phát tích từ [[xứ Thanh]]) của [[Nhà Lê Trung Hưng]] và cả [[Nhà Nguyễn]] về sau, bởi vậy sau khi Nhà Mạc thất thủ ([[1592]]), sự nghiệp cũng như vai trò lịch sử của Mạc Đăng Dung và triều Mạc (trong đó bao gồm cả những nhân vật tên tuổi là trung thần của Nhà Mạc như [[Nguyễn Bỉnh Khiêm]], [[Giáp Hải]], [[Mạc Ngọc Liễn]]...) không tránh được cái nhìn thiên kiến của đại bộ phận những sử gia, học giả dưới thời cai trị của các dòng họ [[Lê-Trịnh]] rồi họ Nguyễn trong nhiều thế kỷ.
 
Tác giả ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' (do nhà [[Lê-Trịnh]] sai biên soạn bổ sung ở thế kỷ XVII) coi Nhà Mạc là “ngụy triều” nên không thèm chép riêng thành một kỷ và gọi một cách khinh bỉ là “Mạc thị”. Học giả kiêm sử gia danh tiếng thời [[Lê-Trịnh]] ở [[thế kỷ XVIII]] là [[Lê Quý Đôn]] thì xếp tất cả các vua Mạc vào loại “nghịch thần”. Sử gia thời [[Nhà Nguyễn]] cũng có quan điểm gần như tương đồng với thời Lê-Trịnh khi viết về Mạc Đăng Dung và [[Nhà Mạc]]. Hầu hết ghi chép lịch sử còn lưu lại của những sử gia, học giả các triều đại đối địch kể trên về triều Mạc chủ yếu là mang tính hình thức, không mấy khi nhắc tới những thành tựu nổi bật của Nhà Mạc trong nhiều lĩnh vực quan trọng như an ninh - quốc phòng, chính trị, kinh tế, văn hóa - tư tưởng, văn học - nghệ thuật, tôn giáo - tín ngưỡng... Những cái nhìn theo hướng như vậy cũng được phần lớn giới nghiên cứu hiện đại ở [[Việt Nam]] duy trì cho tới giai đoạn cuối [[thập niên 1980]].