Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Văn Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 218:
Năm [[1920]] cha ông hồi hương mang theo cả gia đình. Năm 1923 ông theo học [[Trường Trung học La San Taberd|trường Tiểu học Lasan Taberd]] Sài Gòn. Năm 1925, học [[Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh|trường Lycėe Chasseloup Laubat]] Sài Gòn.<ref>Về sau đổi tên thành [[Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh|trường Trung học Lê Quý Đôn]].</ref> Tại đây ông quen biết một học sinh giỏi thể thao tên là [[Dương Văn Minh]]. Năm 1927 ông được gia đình cho sang [[Pháp]] du học, đến năm 1929 thì hồi hương về học ở [[Việt Nam]]. Năm 1939 ông tốt nghiệp [[Tú tài]] toàn phần Pháp (Part II), sau đó tiếp tục sang Pháp theo học Trường Cao đẳng Thương mại [[Paris]], Pháp.
 
===Quân đội Pháp===
Tháng 9 năm 1939, [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] bùng nổ, ông nhập ngũ vào [[Quân đội Pháp]]. Tháng 5 năm 1940, ông được cử theo học tại trường Sĩ quan Trừ bị Saint Maixent. Tuy nhiên, trong thời gian ông thụ huấn, nước Pháp thất thủ trước [[Đức Quốc xã]], ông bị bắt làm tù binh tại chiến trường La Loire và bị giam giữ 2 tháng tại trường Thiết giáp Kỵ binh Saumur,. thángTháng 12 năm đó, ông hồi hương bằng đường biển trên tàu thuỷthủy Ville de Strasbourg.
 
Sau khi về nước, ông tiếp tục phục vụ cho Quân đội Pháp tại [[Liên bang Đông Dương|Đông Dương]], trở thành Huấn luyện viên tân binh cho các binh sĩ [[người Việt]] trong Quân đội thuộc địa. Năm 1940, ông là một trong 2 hạ sĩ quan trẻ người Việt trong số khóa sinh được cử theo học trường Võ bị Tông Sơn Tây,<ref>Trong tổng số 10 sĩ quan người Việt xuất thân từ trường Võ bị Tông Sơn Tây, sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội [[Việt Nam Cộng hòa]]: Cấp Trung tướng: Trần Văn Đôn, [[Thái Quang Hoàng]], [[Linh Quang Viên]], [[Nguyễn Văn Vỹ]], [[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần Văn Minh]] và [[Nguyễn Văn Là]]. Cấp Thiếu tướng: [[Nguyễn Văn Vận (thiếu tướng)|Nguyễn Văn Vận]] và [[Trần Tử Oai]]. Cấp Đại tá: [[ĐạngĐặng Đình Đán (Đại tá, Quân lực VNCH)|Đặng Đình Đán]] (Sinh năm [[1918]] tại [[Hà Nội]]. Chức vụ sau cùng: Cục trưởng Cục Chính huấn, giải ngũ năm [[1968]]) và [[Hoàng Văn Tỷ (Đại tá, Quân lực VNCH)|Hoàng Văn Tỷ]] (Sinh năm [[1919]] tại [[Lạng Sơn]]. Chức vụ sau cùng: Tổng cục phó [[Tổng cục Quân huấn, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa|Tổng cục Quân huấn]], giải ngũ năm [[1970]]).</ref> theo chương trình đào tạo sĩ quan người Việt của Chính quyền thuộc địa Pháp để phục vụ cho Quân đội thuộc địa Pháp.<ref>Trần Văn Đôn, ''Việt Nam nhân chứng'', Nhà xuất bản Xuân Thu, [[California]], 1989., tr. 27.</ref> Một năm sau, ông tốt nghiệp với cấp bậc [[Chuẩn úy]] và được giữ lại trường làm Huấn luyện viên.
 
Năm [[1945]], khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, ông theo đoàn quân của tướng [[Marcel Alessandri]] vượt biên đào thoát sang [[Trung Quốc]]. Vì vậy, khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông được thăng cấp [[Thiếu úy]], được phân công phục vụ tại Văn phòng của tướng [[Jacques-Philippe Leclerc de Hauteclocque|Philippe Leclerc]], Tổng lệnh Quân Viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Giữa tháng 12, ông từng được chọn vào Biệt đội hỗ trợ cho cựuCựu hoàng [[Duy Tân]], nguyên Thiếu tá Quân đội Pháp. Tuy nhiên do cựu hoàng bị tử nạn máy bay vào ngày [[26 tháng 12]] năm 1945 khi trên đường trở về nước, do đónên ông được chuyển sang Sở Nghiên cứu Lịch sử Pháp. Đầu tháng 10 năm 1946, ông được thăng cấp [[Trung úy]].
 
===Quân đội Liên hiệp Pháp===