Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Văn Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 236:
Sau khi người Pháp thảm bại trong [[Chiến dịch Điện Biên Phủ|trận Điện Biên Phủ]], cựu Thượng thư [[Ngô Đình Diệm]] được Quốc trưởng [[Bảo Đại]] chỉ định làm Thủ tướng. Ông và nhiều bạn hữu của mình đã tích cực ủng hộ Thủ tướng Diệm, loại trừ các ảnh hưởng của những người thân [[Pháp]] trong Chính quyền, kể cả Quốc trưởng Bảo Đại và cấp trên của ông, tướng [[Nguyễn Văn Hinh]] Tổng Tham mưu trưởng. Ngày [[30 tháng 4]] năm 1955, để tưởng thưởng cho sự ủng hộ Chính phủ, ông được Thủ tướng Diệm thăng cấp [[Thiếu tướng]]. Ngày [[30 tháng 6]] ông được giao kiêm chức vụ Phụ tá Hải quân Tổng Tham mưu trưởng, nhưng chỉ 2 tháng sau bàn giao chức vụ này lại cho Thiếu tá [[Lê Quang Mỹ (Đại tá Hải quân VNCH)|Lê Quang Mỹ]].
 
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Cuối năm 1955, sau khi chính thể [[Việt Nam Cộng hòa]] thành lập, ông từ bỏ quốc tịch Pháp và ở lại phục vụ trong [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa]] với chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Phụ tá Tổng thamTham mưu trưởng. Đầu tháng 2 năm 1957, ông được thăng cấp [[Trung tướng Việt Nam Cộng hòa|Trung tướng]] tại nhiệm. Cùng thăng Trung tướng đợt này có người bạn cũ [[Dương Văn Minh]]. Ngày [[4 tháng 5]], ông là Sĩ quan Tuỳtùy viên tháp tùng Tổng thống Diệm công du [[Hoa Kỳ]] 10 ngày (từ 8 đến 18 tháng 5 năm 1957), ngày [[20 tháng 5,]] phái đoàn rời [[Honolulu]] trở về Sài Gòn. Ngày 15 tháng 10, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh [[Quân đoàn I (Việt Nam Cộng hòa)|Quân đoàn I và Vùng 1 Chiến thuật]] thay thế Trung tướng [[Thái Quang Hoàng]]. Năm 1959, ông được cử đi du học khóa Vũ khí cận đại tại Fort Bliss, Tiểu bang [[Texas]], Hoa Kỳ.
 
Tuy nhiên, từ năm [[1960]] trở đi, mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Diệm bắt đầu có những rạn nứt. Ngày [[8 tháng 12]] năm 1962, ông được điều về lại Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Tư lệnh Lục quân, trên thực tế là một chức vụ không nắm thực quyền, sau khi bàn giao chức vụ Tư lệnh [[Quân đoàn I (Việt Nam Cộng hòa)|Quân đoàn I]] lại cho Thiếu tướng [[Lê Văn Nghiêm]]. Những người quen cũ của ông ngày nào từng ủng hộ Tổng thống Diệm cũng giữ một chức vụ "quyền lực" không kém: Trung tướng [[Dương Văn Minh]], Tư lệnh Hành quân Bộ Tổng tham mưu, Thiếu tướng [[Lê Văn Kim]], Phụ tá Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân, Trung tướng [[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần Văn Minh]], Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự... Cộng thêm tình thế chính trị và xã hội phức tạp của [[Việt Nam Cộng hòa]] trong [[Biến cố Phật giáo, 1963|Biến cố Phật giáo 1963]], ông dần trở thành một nhân vật quan trọng trong các báo cáo về những ý đồ đảo chính của phân bộ [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] tại Sài Gòn.<ref>Trần Văn Đôn, ''Việt Nam nhân chứng'', Nhà xuất bản Xuân Thu, [[California]], 1989, tr. 173.</ref>
 
===Đảo chính và bị đảo chính===