Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Herakles và các hậu duệ: replaced: chiều cao → chiều cao using AWB
Dòng 115:
[[Tập tin:Antonio del Pollaiolo - Ercole e l'Idra e Ercole e Anteo - Google Art Project.jpg|nhỏ|''Hercules chiến đấu với quái vật [[Hydra]]'' được vẽ khoảng năm 1475 bởi [[Antonio del Pollaiuolo]]]]
 
Một số học giả tin rằng đằng sau huyền thoại phức tạp về Heracles hẳn phải có một người đàn ông có thực, có lẽ là một tù trưởng-chư hầu của vương quốc [[Argos]] <ref name="Rose10">H. J. Rose, ''A Handbook of Greek Mythology'', 10</ref>. Một số người cho rằng truyện kể về Heracles là một phúng dụ về sự dịch chuyển hàng năm của mặt trời qua mười hai chòm sao [[Hoàng Đạo]]<ref name="Dupuis">C. F. Dupuis, ''The Origin of All Religious Worship'', 86</ref>. Những người khác đề cập tới những nền văn hóa khác, chỉ ra rằng câu chuyện về Heracles là một chuyển thể địa phương của các thần thoại anh hùng đã có từ trước. Theo truyền thống, Heracles là con trai của Zeus và [[Alcmene]], cháu gái của [[Perseus]]<ref name="BrHer">{{Chú thích bách khoa toàn thư|title=Heracles|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Những kì tích đơn độc và phi thường của ông, với nhiều chủ đề thuộc về truyện dân gian của chúng, cung cấp nhiều nguyên liệu cho truyền thuyết phổ biến. Ông được khắc họa như một người dâng tế, được đề cập như người lập ra các ban thờ, và được tưởng tượng là một kẻ phàm ăn; đây là vai trò ông xuất hiện trong hài kịch, trong khi kết thúc bi thảm của ông cung cấp nhiều chất liệu cho bi kịch - vở ''[[Heracles (Euripides)|Heracles]]'' được Thalia Papadopoulou xem như "một vở kịch có nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu những vở kịch khác của Euripides"<ref name="PapadopoulouBurkert">W. Burkert, ''Greek Religion'', 211; T. Papadopoulou, ''Heracles and Euripidean Tragedy'', 1</ref>. Trong văn học nghệ thuật, Herakles được thể hiện như một người đàn ông khỏe mạnh phi thường với [[chiều cao]] trung bình; vũ khí đặc trưng của ông là cây cung nhưng cũng thường xuất hiện cây chùy. Các tranh trên bình vại chứng tỏ sự phổ biến vô song của Herakles, cuộc chiến đấu với sư tử được mô tả hàng trăm lần<ref name="Burkert211">W. Burkert, ''Greek Religion'', 211</ref>.
 
Herakles cũng đi vào sự thờ cúng và thần thoại của người [[Văn minh Etrusca|Etrusca]] và [[Đế quốc La Mã|La Mã]], và câu cảm thán "mehercule" <ref>Nghĩa đen là ''bởi Hercules'', tỏ ý kinh ngạc</ref> cũng quen thuộc với những người La Mã như câu "Herakleis" trong tiếng Hy Lạp<ref name="Burkert211" />. Ở [[Ý|Italia]] ông còn được thờ như một vị thần của thương nhân, mặc dù có những người khác cầu xin ông những ân huệ riêng ban may mắn hoặc cứu vớt khỏi hiểm nguy<ref name="BrHer" />.