Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao Hỏa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Những vùng kiến tạo: replaced: chiều cao → chiều cao (3) using AWB
n replaced: Chiều dài → Chiều dài, chiều dài → chiều dài (4) using AWB
Dòng 179:
 
==== Địa hình va chạm ====
Địa hình Sao Hỏa có hai điểm khác biệt rõ rệt: những vùng đồng bằng bắc bán cầu bằng phẳng do tác động của dòng chảy dung nham ngược hẳn với vùng cao nguyên, những hố va chạm cổ ở bán cầu nam. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy chứng cứ ủng hộ lý thuyết đề xuất năm 1980 rằng, khoảng bốn tỷ năm trước, bán cầu bắc của Sao Hỏa đã bị một thiên thể kích cỡ một phần mười đến một phần ba Mặt Trăng đâm vào. Nếu điều này đúng, bán cầu bắc Sao Hỏa sẽ có một hố va chạm với [[chiều dài]] tới 10.600&nbsp;km và rộng tới 8.500&nbsp;km, hay gần bằng diện tích của châu Âu, châu Á và lục địa Australia cộng lại, và hố va chạm này sẽ vượt qua [[:en:South Pole-Aitken basin|lòng chảo cực nam Aitken]], được coi là lòng chảo va chạm lớn nhất trong hệ Mặt Trời hiện nay.<ref name=northcratersn/><ref name=northcraterguard />
 
Bề mặt Sao Hỏa có rất nhiều [[hố va chạm]]: có khoảng 43.000 hố với đường kính lớn hơn hoặc bằng 5&nbsp;km đã được phát hiện.<ref name=wright03/> Hố lớn nhất được công nhận là lòng chảo va chạm [[:en:Hellas Planitia|Hellas]], với đặc trưng suất phản chiếu hình học có thể nhìn thấy rõ từ Trái Đất.<ref name=ucar_geography/> Do Sao Hỏa có kích thước và khối lượng nhỏ hơn, nên xác suất để một vật thể va chạm vào Hỏa Tinh bằng khoảng một nửa so với Trái Đất. Sao Hỏa nằm gần vành đai tiểu hành tinh hơn, nên khả năng nó bị những vật thể từ nơi này va chạm vào là cao hơn. Hành tinh đỏ cũng bị các [[sao chổi]] chu kỳ ngắn va vào với khả năng lớn, do những sao chổi này nằm gần bên trong quỹ đạo của Sao Mộc.<ref name=emp9/> Mặc dù vậy, hố va chạm trên Sao Hỏa vẫn ít hơn nhiều so với trên Mặt Trăng, do bầu khí quyển mỏng của nó cũng có tác dụng bảo vệ những thiên thạch nhỏ chạm tới bề mặt. Một số hố va chạm có hình thái gợi ra rằng chúng bị ẩm ướt sau một thời gian thiên thạch va chạm xuống bề mặt.<ref name=emp45/>
Dòng 188:
[[Núi lửa hình khiên]] [[Olympus Mons]] có [[chiều cao]] tới 27&nbsp;km và là ngọn núi cao nhất trong hệ Mặt Trời.<ref name=glenday09/> Nó là ngọn núi lửa đã tắt nằm trong vùng cao nguyên rộng lớn [[Tharsis]], vùng này cũng chứa một vài ngọn núi lửa lớn khác. Olympus Mons cao gấp ba lần [[everest|núi Everest]], với [[chiều cao]] trên 8,8&nbsp;km. Cũng chú ý rằng, ngoài những hoạt động kiến tạo, kích thước của hành tinh cũng giới hạn cho [[chiều cao]] của những ngọn núi trên bề mặt của nó.<ref name=scsdes49/>
 
Hẻm vực lớn [[Valles Marineris]] (tiếng Latin của '' thung lũng [[chương trình Mariner|Mariner]]'', hay còn gọi là Agathadaemon trong những tấm bản đồ kênh đào Sao Hỏa cũ), có [[chiều dài]] tới 4.000&nbsp;km và độ sâu khoảng 7&nbsp;km. [[Chiều dài]] của Valles Marineris tương đương với [[chiều dài]] của châu Âu và chiếm tới một phần năm chu vi của Sao Hỏa. Hẻm núi [[Grand Canyon]] trên Trái Đất có [[chiều dài]] 446&nbsp;km và sâu gần 2&nbsp;km. Valles Marineris được hình thành là do sự trồi lên của vùng cao nguyên Tharsis làm cho lớp vỏ hành tinh ở vùng Valles Marineris bị tách giãn và sụt xuống. Một hẻm vực lớn khác là [[:en:Ma'adim Vallis|Ma'adim Vallis]] (''Ma'adim'' trong tiếng [[Tiếng Hebrew|Hebrew]] là Sao Hỏa). Nó dài 700&nbsp;km và bề rộng cũng lớn hơn Grand Canyon với chiều rộng 20&nbsp;km và độ sâu 2&nbsp;km ở một số vị trí. Trong quá khứ Ma'adim Vallis có thể đã bị ngập bởi nước lũ.<ref name=lucchita_rosanova/>
 
==== Hang động ====