Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
n →‎Chủ nghĩa hoài nghi: replaced: chiều dài → chiều dài using AWB
Dòng 87:
Chủ nghĩa hoài nghi là một quan điểm triết học nghi vấn khả năng đạt được "bất kì" một loại kiến thức nào. Nó được phổ biến bởi [[Pyrrho]], người tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể bị nghi ngờ ngoại trừ "vẻ bề ngoài". [[Sextus Empirius]] (thế kỉ 1) miêu tả chủ nghĩa hoài nghi như là một "khả năng đưa ra một phản đề, trong bất kì cách thức nào, về vẻ ngoài và các đánh giá, và do đó... để đến một trạng thái không còn đánh giá thứ gì nữa và sau đó là sự bình an của tinh thần"<ref>Sextus Empiricus, ''PH'' (= ''Outlines of Pyrrhonism'') I.8.</ref>. Chủ nghĩa hoài nghi hiểu theo cách như vậy không chỉ đơn thuần là việc sử dụng sự hoài nghi, mà là việc sử dụng tính hoài nghi cho một mục đích đặc biệt: một sự bình an của tâm hồn, hay là ''ataraxia''. Chủ nghĩa hoài nghi là một thách thức cho chủ nghĩa giáo điều, hay là cho những người nghĩ rằng họ đã tìm ra sự thật<ref>Sextus Empiricus, ''PH'' (= ''Outlines of Pyrrhonism'') I.19-20.</ref>.
 
Sextus chú ý rằng độ tin cậy của sự cảm nhận có thể bị nghi vấn, bởi vì đó là một đặc tính riêng của người cảm nhận. Vẻ bề ngoài của những vật riêng rẽ có thể thay đổi phụ thuộc vào việc nó có xuất hiện cùng với một nhóm hay không: ví dụ, vỏ bào của sừng dê có vẻ như là màu trắng khi được cạo và tách ra riêng, thế nhưng sừng khi còn nguyên vẹn là màu đen. Một thanh bút chì, khi nhìn theo [[chiều dài]], giống như là một que dài; nhưng khi được nhìn từ đầu mũi, nó chỉ giống như một hình tròn.
 
Chủ nghĩa hoài nghi được hồi sinh trong giai đoạn hiện đại bởi [[Michel de Montaigne]] và [[Blaise Pascal]]. Tuy nhiên người tiêu biểu nhất và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa này nhất là [[David Hume]]. Hume lý luận rằng chỉ có hai loại lý luận, là có khả năng xảy ra và có luận chứng (''probable/demonstrative'') (xem [[Cái nĩa của Hume]]). Cả hai dạng lý luận này đều không thể đưa chúng ta đến niềm tin về sự tồn tại liên tục của một thế giới bên ngoài. Lý luận có luận chứng không thể nào làm điều này, bởi vì chỉ có luận chứng thôi không đủ để thiết lập sự đồng nhất của tự nhiên (chẳng hạn như là nắm bắt được bởi các quy luật và định luật khoa học). Lý luận suông không thể thiết lập được rằng tương lai sẽ giống như quá khứ. Chúng ta có một số niềm tin nhất định về thế giới (ví dụ như là Mặt Trời sẽ mọc ngày mai), nhưng những niềm tin này là sản phẩm của thói quen và truyền thống, và không phụ thuộc vào lý luận. Thế nhưng lý luận về khả năng xảy ra, mà mục đích là đưa chúng ta đi từ những điều quan sát được đến những điều không quan sát được, cũng không thể làm được điều này, bởi vì nó cũng phụ thuộc vào tính đồng nhất của tự nhiên, và không thể nào chứng minh mà không thể đi vào lý luận vòng quanh bằng cách viện dẫn sự đồng nhất. Hume kết luận rằng không có lời giải đáp cho các lý luận hoài nghi ngoại trừ việc mặc kệ nó<ref>''An Enquiry Concerning Human Understanding'', 1777, XII, Part 2, p.128, "''And though a Pyrrhonian [i.e. a skeptic] may throw himself or others into a momentary amazement and confusion by his profound reasonings; the first and most trivial event in life will put to flight all his doubts and scruples, and leave him the same, in every point of action and speculation, with the philosophers of every other sect, or with those who never concerned themselves in any philosophical researches. When he awakes from his dream, he will be the first to join in the laugh against himself, and to confess, that all his objections are mere amusement''"</ref>.