Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Voyager 2”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: chiều dài → chiều dài using AWB
Dòng 26:
Tàu vũ trụ '''''Voyager 2''''' là một [[thiết bị vũ trụ|tàu vũ trụ]] [[Sứ mệnh vũ trụ không người lái|không người lái]] [[liên hành tinh]] được phóng đi ngày 20 tháng 8 năm 1977. Cả tàu vũ trụ ''Voyager 2'' và ''[[Voyager 1]]'' đều được thiết kế, phát triển, và chế tạo tại [[Jet Propulsion Laboratory]] gần [[Pasadena, California]]. Tương tự về hình thức và thiết bị với tàu cùng nhóm trong [[Chương trình Voyager]] của mình là ''[[Voyager 1]]'', ''Voyager 2'' được phóng đi với một quỹ đạo thấp và cong hơn, cho phép nó được giữ trong mặt phẳng [[Hoàng Đạo]] (mặt phẳng của [[Hệ Mặt Trời|Hệ mặt trời]]) để nó có thể tới được [[Sao Thiên Vương]] và [[Sao Hải Vương]] nhờ sử dụng [[hỗ trợ hấp dẫn]] khi nó bay qua [[Sao Thổ]] năm 1981 và Sao Thiên Vương năm 1986. Vì quỹ đạo được lựa chọn này, ''Voyager 2'' không thể tiếp cận gần với Mặt Trăng lớn của Sao Thổ là [[Titan (vệ tinh)|Titan]] như con tàu chị em của mình. Tuy nhiên, ''Voyager 2'' thực sự đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên và duy nhất bay qua Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, và vì thế đã hoàn thành [[Đại Du Hành Liên Hành Tinh]]. Đây là sự kiện diễn ra bởi một sự sắp xếp thẳng hàng hiếm gặp của các hành tinh bên ngoài (176 năm mới xảy ra một lần).<ref>[http://voyager.jpl.nasa.gov/science/planetary.html Planetary Voyage] [[NASA]] [[Jet Propulsion Laboratory]] - California Institute of Technology. ngày 23 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2007.</ref>
 
Tàu vũ trụ ''Voyager 2'' đã thực hiện chuyến bay không người lái có hiệu quả nhất, tới thăm toàn bộ bốn hành tinh phía ngoài và các hệ Mặt Trăng cùng vành đai của chúng, gồm cả hai chuyến thăm đầu tiên tới [[Sao Thiên Vương]] và [[Sao Hải Vương]] chưa từng được khám phá. ''Voyager 2'' có hai camera cảm ứng vidicon và một bộ thiết bị khoa học khác để tiến hành đo đạc trong các [[chiều dài]] sóng [[tử ngoại|cực tím]], [[tia hồng ngoại|hồng ngoại]], và radio, cũng như để đo các [[phần tử dưới nguyên tử]] trong không gian bên ngoài, gồm cả các [[bức xạ vũ trụ|tia vũ trụ]]. Tất cả các công việc này đã được hoàn thành với chi phí chỉ bằng một phần lượng tiền sau này được chi cho các tàu vũ trụ tiên tiến và chuyên biệt hơn như ''[[Galileo (tàu vũ trụ)|Galileo]]'' và ''[[Cassini–Huygens|Cassini-Huygens]]''.<ref>[http://burro.astr.cwru.edu/stu/advanced/20th_far_voyagers.html Case Western Reserve University: "Voyagers (1977-present)"]</ref><ref>[http://burro.astr.cwru.edu/stu/advanced/20th_far_galileo.html Case Western Reserve University: "Galileo (1989-2003)"]</ref> Cùng với các tàu vũ trụ trước đó của NASA như ''[[Pioneer 10]]'' và ''[[Pioneer 11]]'', tàu chị em ''[[Voyager 1]]'', và một con tàu gần đây hơn là ''[[New Horizons]]'', ''Voyager 2'' là một [[tàu vũ trụ liên sao]] và tất cả năm tàu hiện đều đang trên quỹ đạo rời khỏi Hệ mặt trời.
 
Vào ngày 18 tháng 12 năm 2018, tàu ''Voyager 2'' đã chạm mốc quá trình 41 năm, 3 tháng và 28 ngày phục vụ ngoài không gian. Tại thời điểm hiện tại, tàu ''Voyager 2'' được giao sứ mệnh vô kỳ hạn nhằm nghiên cứu không gian ngoài [[Hệ Mặt Trời]] trong [[Du hành liên sao|cuộc du hành Liên sao]]. Tàu vẫn được [[NASA]] giữ liên lạc thông qua [[Mạng lưới giám sát Không gian Sâu]]. Theo ghi nhận vào cuối năm 2018, tàu ''Voyager 2'' đạt vận tốc 15.341 &nbsp;km/giây (55,230 &nbsp;km/giờ) tại khoảng cách 119 [[Astronomical Unit|AU]] (1.78×10<sup>10</sup> km, tương đương với 16.5 giờ ánh sáng) và trở thành tàu không gian thứ tư vượt qua giới hạn vận tốc cần thiết để rời khỏi [[Thái Dương Hệ]].
 
Tàu ''Voyager 2'' rời [[Nhật quyển]] và tiến vào [[Không gian liên sao|vùng Không gian Liên sao]] vào ngày 5 tháng 11 năm 2018, trở thành vật nhân tạo thứ hai đạt được thành tích này sau tàu ''[[Voyager 1]]''. Ngay sau đó, tàu đã tiến hành cung cấp những số liệu đo trực tiếp về mật độ và nhiệt độ của các [[Li tử thể]] [[vùng Liên sao]].
 
== Hồ sơ phi vụ ==