Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sông Vàm Cỏ Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
n replaced: chiều dài → chiều dài (2) using AWB
Dòng 8:
{{cquote|Sông Quang Hóa: cách huyện lỵ Quang Hóa chừng 1 dặm về phía Nam, là thượng lưu sông Cửu An. Sông chảy từ phía tây huyện lỵ (Quang Hóa), khoảng 24 dặm rưỡi thì gặp khe Xỉ, rồi chảy 91 dặm nữa thì đến [[Cẩm Giang, Gò Dầu|thủ sở đạo Quang Phong (cũ)]] giáp địa giới nước [[Campuchia|Cao Miên]] (đúng chỗ đường ngang sứ thần Cao Miên sang cống phải đi qua). Ven sông có nhiều rừng, trên (thượng nguồn) phía tây, nước chia thành 2 đường: dòng phía Bắc tục gọi là "Cái Bát", đi về phía bắc hơn 100 dặm đến suối cùng (thượng nguồn); dòng phía tây tục gọi là "Cái Cậy", đi về phía tây hơn 150 dặm đến suối cùng (thượng nguồn), đều là đất liên thông tiếp giáp với rừng Quang Hóa.<ref>Đại Nam nhất thống chí, quyển XXXI, tỉnh Gia Định, trang 210.</ref>}}
[[Tập tin:GiaDinhTinh.jpg|nhỏ|phải|Sông Vàm Cỏ Đông (Vaico Oriental) trong bản đồ tỉnh Gia Định nhà Nguyễn.]]
Nguồn chính chảy từ [[tỉnh Prey Veng]] Campuchia, qua phía bắc [[tỉnh Svay Rieng]] có tên Khmer gọi là Prek Kampong Spean, đoạn đầu nguồn của nguồn chính khi vào Việt Nam ngày nay gọi là sông Suối Mây, còn trước đây gọi là Cái Cậy. Sông có [[chiều dài]] 280&nbsp;km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn 190&nbsp;km.Lưu vực sông rộng 8.500&nbsp;km² và lưu lượng là 96 m³/s.[http://www.vnn.vn/province/tayninh/view5.htm]
 
Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh [[Long An]]. Đoạn trung lưu chảy từ Bến Lức tới Tân Trụ, vào thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn gọi là sông Bến Lức (hoặc sông Lật Giang hay sông Cửu An). Sông Vàm Cỏ Đông và [[sông Vàm Cỏ Tây]] hợp lưu lại (tại Tân Trụ) thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]]), điển hình là tại cảng Bến Kéo (huyện Hòa Thành) rất tấp nập.
Dòng 18:
==Trong thơ ca văn học ngoài các bài hát đã giới thiệu ở trên còn có bài viết của nhà báo Nguyễn Quang Vinh: VÀM CỎ ĐÔNG DÒNG SÔNG HUYỀN THOẠI==
 
Bắt nguồn từ phía bắc tỉnh Svay Rieng của nước bạn Cambodia, sông Vàm Cỏ Đông có tên Khmer là Prek Kampong Spean. Khi qua biên giới Việt Nam sông có tên gọi theo tiếng bản địa là sông Cái Cay. Tổng [[chiều dài]] của sông hơn 280&nbsp;km trong đó phía Việt Nam là 180&nbsp;km chảy dài. Sông chảy uốn khúc quanh co qua nhiều làng mạc trù phú của cả hai nước Việt- Cam và hàng năm đem lại rất nhiều huê lợi cho cư dân ven bờ.
 
Lữ khách ai đó một chiều ngang bến sông thơ, con sông đã mang nhiều huyền thoại và sử tích lưu danh truyền đời mà dừng chân ngắm trời non nước mới thấy cái thú tiêu dao của kẻ phong hồ quả cũng là không uổng. Về đây cảm nhận và khám phá con sông huyền thoại rồi lần theo dấu vết thăng trầm lịch sử của dòng sông Vàm Cỏ Đông từ cách nay mấy trăm năm ta thấy quả nhiên dòng sông này chất chứa trong mình nhiều điều rất ư thầm kín. Người xưa gọi là sông Quang Hóa hay Khê Lăng. Có lẽ thế nên trong phần giới thiệu về thổ nhưỡng sông núi của trấn Phiên An- Nam Việt thì sách Gia Định Thành Thông Chí của Trình Hoài Đức thời nhà Nguyễn chép rằng: