Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Astoria (CA-34)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 81:
Ngày [[16 tháng 2]], ''Astoria'' trở ra khơi trong một chuyến đi trở nên kéo dài đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 17, được hình thành chung quanh tàu sân bay ''[[USS Yorktown (CV-5)|Yorktown]]'', bao gồm tàu tuần dương hạng nặng ''[[USS Louisville (CA-28)|Louisville]]'', các tàu khu trục ''[[USS Sims (DD-409)|Sims]]'', ''[[USS Anderson (DD-411)|Anderson]]'', ''[[USS Hammann (DD-412)|Hammann]]'' và ''[[USS Walke (DD-416)|Walke]]'' cùng tàu chở dầu ''[[USS Guadelupe (AO-32)|Guadelupe]]'', tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Frank Jack Fletcher]]. Thoạt tiên, Lực lượng Đặc nhiệm 17 được lệnh hoạt động tại khu vực phụ cận [[đảo Canton]]. Tuy nhiên, sau khi quân Nhật phát hiện ra Lực lượng Đặc nhiệm 11 đang trên đường đi đến tấn công căn cứ tiền phương mới quan trọng của họ tại [[Rabaul]], và tung ra một cuộc không kích kiên quyết nhắm vào lực lượng đặc nhiệm ''Lexington'' ngoài khơi [[Bougainville]] trong ngày [[20 tháng 2]], Phó Đô đốc Brown đã yêu cầu tăng viện thêm một tàu sân bay thứ hai củng cố cho lực lượng của ông cho một đợt công kích vào Rabaul. Vì vậy, Lực lượng Đặc nhiệm 17 được lệnh hỗ trợ cho Brown trong nỗ lực này, và ''Astoria'' di chuyển cùng với ''Yorktown'' để gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 11, diễn ra về phía Tây Nam quần đảo [[Tân Hebrides|New Hebrides]] vào ngày [[6 tháng 3]].
 
Lực lượng phối hợp, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Brown, tiến về hướng Rabaul cho đến khi những tin tức về cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Lae và Salamaua thuộc New Guinea khiến buộc phải thay đổi kế hoạch. Cuối ngày [[8 tháng 3]], Brown và ban tham mưu của mình quyết định chuyển mục tiêu để tấn công hai bãi đổ bộ mới của đối phương bằng cách tung máy bay của mình ra từ [[vịnh Papua]] ở phía Nam, vượt suốt [[chiều rộng]] của đảo New Guinea bên trên [[dãy núi Owen Stanley]], đến những mục tiêu trên bờ biển phía Bắc. Trong lúc đó, ''Astoria'' tham gia một lực lượng tàu nổi mà Brown cho tách ra để hoạt động tại vùng biển ngoài khơi [[đảo Rossel]] thuộc [[quần đảo Louisiade]]. Lực lượng này, còn bao gồm các tàu tuần dương hạng nặng ''Chicago'', ''Louisville'' và [[HMAS Australia (D84)|HMAS ''Australia'']] cùng các tàu khu trục ''Anderson'', ''Hammann'', ''[[USS Hughes (DD-410)|Hughes]]'' và ''Sims'' dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[John G. Crace]], được giao phó ba nhiệm vụ: bảo vệ sườn phải cho các tàu sân bay trong khi chúng hoạt động không quân từ vịnh Papua; bảo vệ [[port Moresby|cảng Moresby]] khỏi mọi cuộc tấn công của đối phương; và bảo vệ cho việc đổ bộ lực lượng Lục quân tại Nouméa.
 
Cuộc không kích xuống [[Lae]] và [[Salamaua]], được thực hiện bởi 104 máy bay của ''Yorktown'' và ''Lexington'' vào ngày [[10 tháng 3]] năm [[1942]], đã gây những hư hại nặng cho lực lượng đổ bộ Nhật Bản vốn đã bị tiêu hao, đánh chìm các tàu vận tải ''Kongō Maru'', ''Tenyō Maru'' và ''Yokohama Maru'' cùng tàu quét mìn ''Tama Maru số 2'', cũng như làm hư hại [[tàu tuần dương hạng nhẹ]] ''[[Yūbari (tàu tuần dương Nhật)|Yūbari]]'', [[tàu rải mìn]] ''[[Tsugaru (tàu rải mìn Nhật)|Tsugaru]]'', các tàu khu trục ''[[Asanagi (tàu khu trục Nhật)|Asanagi]]'' và ''[[Yūnagi (tàu khu trục Nhật) (1924)|Yūnagi]]'' cùng [[tàu chở thủy phi cơ]] ''[[Kiyokawa Maru (tàu chở thủy phi cơ Nhật)|Kiyokawa Maru]]''. Quan trọng hơn, cuộc tấn công đã làm trì hoãn thời gian biểu của quân Nhật để chinh phục quần đảo Solomon, buộc họ phải gửi những tàu sân bay đến bảo vệ cho các chiến dịch tiếp theo. Sự trì hoãn cũng cho Hải quân Hoa Kỳ có được thời gian bố trí lực lượng, cộng với việc tham chiến của các tàu sân bay Nhật, đã dẫn đến việc [[trận chiến biển Coral|đối đầu]] tại [[biển San Hô|biển Coral]].