Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quảng Điền (xã)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thêm thông tin
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 43:
Họ vào vùng này còn rừng già cạnh đó có dòng sông, bãi sậy và sình lầy, các hộ xuống xe trước tiên cắm lều ở. Chính quyền bắt đầu tổ chức khai hoang san ủ, phân chia các lô và tạo thành các con đường cho dân vào ở. Người dân được hổ trợ 6 tháng lương thực.
 
Những ngày tháng ban đầu thực sự rất khó khăn bởi đất thổ cư vẫn còn rất nhiều gốc cây to cần đào gốc xử lý chưa thể ở và làm nhà được, không hề có điện, thiếu thốn nước sinh hoạt và nhu yếu phẩm, thiếu thốn cơ giới sản xuất,.. Ngoài cánh đồng thì toàn sình lầy và gốc cây thủy sinh chưa thể trồng lúa và hoa màu được. Đất đai thì nhiều mà nhân lực thì lại hạn chế.
 
Bằng tinh thần chịu thương chịu khó của những thế hệ đầu tiên khai hoang khai khẩn đất đai những cánh rừng già và sinh lầy ấy đã biến những cánh đồng lúa xanh tốt, những khu vườn trồng cà phê, hồ tiêu bát ngát xanh tạo tiền đề cho những thế hệ sau tiếp tục khai phá vùng đất này.
Dòng 53:
Ngày 06 tháng 03 năm 1984 theo Quyết định số 35-QĐ/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc huyện Krông Ana, chia xã Quảng Điền thành 2 xã lấy tên là xã Quảng Điền và xã Bình Hòa.
 
Đời sống của người dân thực sự trở nên đổi thay từ đổi mới kinh tế với việc tư hữu sản xuất và nhà nước đầu tư cho xã hệ thống đê bao để khắc chế chế độ nước hai mùa nước của con sông mẹ Krông Ana để bảo vệ hoa màu và lúa nước của người dân. Công trình đê bao Quảng Điền, sông Krông Ana được phê duyệt vào năm 2009 có vốn đầu tư hơn 238 tỷ đồng.
 
Giao thông tại xã được kết nối với huyện Lăk, thị trấn Buôn Trấp và xã Bình Hoà qua tỉnh lộ 2. Ngoài ra còn có đường liên thôn nối xã với thị trấn qua đường đèo Chư Bao và với xã Durkman. Đường nhựa và đường bê tông liên đội liên thôn đến tận từng gia đình. Đường bê tông trên đê nối khu dân cư với cánh đồng để vận chuyển lương thực, hoa màu. Đường thủy có 1 dòng suối và con sông mẹ Krông Ana.
 
Về địa hình thì xã bao gồm 3 tầng cao. Rạng núi cao feralit chạy phía bắc làm ranh giới tự nhiên giữa xã và thị trấn Trấp, xã Dur Krman. Tiếp đến là vùng đất đỏ bazan màu mỡ chủ yếu được sử dụng làm đất thổ cư không bị lụt lội. Cuối cùng là đất phù sa ven sông Krông Ana màu mỡ, được sử dụng làm đất hoa màu và trồng lúa nước thường bị lụt lội vào mùa mưa.
 
Ngày ngày 9 tháng 12 năm 2010 đã nhận danh hiệu Xã đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2006-2010 do huyện công nhận. Giáo dục 3 trường học, trên 98% học sinh trong độ tuổi được đến trường. Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2007 hiện nay vẫn duy trì.