Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kanak”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Văn hoá: replaced: tam giác → tam giác using AWB
Dòng 77:
Khắc đá từ ngọc thạch hoặc [[serpentinit]] làm thành hình chiếc rìu nghi lễ đại diện cho sức mạnh và quyền lực của thị tộc. Chúng được sử dụng để chặt đầu kẻ thù trong chiến tranh và trong các nghi lễ tổ tiên mang tên Pilou. Phần dưới cùng của tay cầm đại diện cho thị tộc cụ thể và được trang trí với đá và vỏ sò. Chiếc rìu nhẵn bóng giống như đĩa. Khắc đá từ [[xteatit]] cũng phổ biến.<ref name="LoganCole2001, p.53">"LoganCole2001, p.53"</ref> Các cây gậy dài một mét có niên đại trong khoảng 1850-1920 được sử dụng làm lối vào một ngôi làng hoặc trong các nghi thức nhảy múa. Gậy được đốt để có lớp màu đen trên các phần chạm khắc; các thiết kế chạm khắc gồm hình ảnh hình học thực từ các điệu nhảy pilou, mô hình nông nghiệp hay quang cảnh làng. Chúng cũng được nhồi cỏ ma thuật để xua đuổi ma quỷ.<ref name="LoganCole2001, p.53"/>
 
Tapa là một loại vải vỏ cây làm thành các miếng nhỏ, thường là từ cây đa được sử dụng để bọc tiền hạt cổ Kanak.<ref name="LoganCole2001, p.54">"LoganCole2001, p.54"</ref> Người Kanak làm xuồng từ các thân cây bị đục rỗng và rầm chìa tàu đôi lớn với buồm [[tam giác]], gọi là ''pirogues'', theo truyền thống được dùng để đánh cá.<ref name="LoganCole2001, p.54"/>
 
Các điệu nhảy được trình diễn trong các cuộc tập hợp truyền thống của người Kanak nhằm mục đích củng cố quan hệ trong thị tộc và với tổ tiên. Nhảy múa được tiến hành dưới dạng một thông điệp hoặc một lời ghi chú, thường liên quan đến các hoạt động hàng ngày của họ hoặc các sự kiện quan trọng như sinh sản, kết hôn, cắt bao quy đầu, tù trưởng qua đời. Các vũ công vẽ nhiều màu lên mình nhằm làm vui lòng tổ tiên xem họ.<ref name="LoganCole2001, p.48">"LoganCole2001, p.48"</ref> Mặt nạ bằng gỗ được làm từ các vật liệu địa phương như vỏ cây, lông và lá trang trí chúng tượng trưng cho một liên kết vật chất với thế giới vô hình. Lễ hội Nghệ thuật Thái Bình Dương được tổ chức mỗi bốn năm. Các vũ công được huấn luyện về nhảy múa truyền thống trong các hội thảo đặc biệt. Nhảy múa chào mừng được trình diễn rất phổ biến. Trong số các hình thức nhảy múa khác nhau, ''pilou-pilou'' là một điệu nhảy độc đáo của người Kanak, thuật lại nhiều câu chuyện của các thị tộc. Kiểu nhảy ''pilou-pilou'' của người Kanak nay hầu như biết mất, tên gọi của nó được đặt bởi các nhà truyền giáo Pháp.<ref name="LoganCole2001, p.48"/><ref name="Ammann1998">{{cite book|last=Ammann|first= Raymond |author2=David Becker|title= Kanak dance and music: ceremonial and intimate performance of the Melanesians of New Caledonia, historical and actual |url= https://books.google.com/books?vid=ISBN0710305869&printsec=frontcover|accessdate=7 June 2011|year= 1997|publisher= Agence de développement de la culture kanak |isbn=0-7103-0586-9}}</ref>