Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngày Chiến thắng (9 tháng 5)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: chống phát xít → chống phát xít (8) using AWB
n replaced: tam giác → tam giác (2) using AWB
Dòng 46:
Lúc 10 giờ sáng 30 tháng 4 năm 1945, các binh sĩ Liên Xô Aleksey Berestov, Mikhail Yegorov và Meliton Kantaria thuộc Trung đoàn bộ binh 150, Sư đoàn bộ binh 2 (Huân chương Kutuzov), thuộc Quân đoàn bộ binh 79, Tập đoàn quân xung kích 3, Phương diện quân Belorrusia 1 đã cắm là cờ chiến thắng lên nóc nhà Quốc hội Đức. Cũng trong ngày 30 tháng 4, Văn phòng đế chế (còn gọi là Toà nhà Đế chính) nằm trên đại lộ Friedrich Wilheim bị Quân đội Liên Xô đánh chiếm. Ngày 2 tháng 5, đến lượt trụ sở cơ quan an ninh Đức Quốc xã trên đường Unter den Lindel (Dưới rặng bồ đề) thất thủ. Mặc dù chiến sự ở khu vực Berlin cơ bản đã chấm dứt nhưng tại Tây Tiệp Khắc, phía Đông Nam nước Áo, tại bán đảo Kurlandia và một số đảo trên biển Baltic, quân Đức vẫn không chịu hạ vũ khí.<ref>[http://www.zpu-journal.ru/zpu/2005_2/Ilinskiy/1.pdf Игорь Михайлович Ильинский, Великая Победа: наследие и наследники, Знание. Понимание. Умение, — 2005.]</ref>
 
Tại khu vực phía Tây Tiệp Khắc bao gồm cả thành phố Praha, quân Đức vẫn kháng cự đặc biệt mạnh như chưa hề có chuyện Berlin thất thủ. Một số quân rất lớn của [[Cụm tập đoàn quân Trung tâm]] (Đức) mà nòng cốt là Tập đoàn quân xe tăng 6 SS dưới quyền chỉ huy của thống chế SS [[:de:Ferdinand Schörner|Ferdinand Schörner]] vẫn dựa vào các vị trí xung quanh các dãy núi vùng Boheim và Moravia để tiếp tục chiến đấu. Theo mệnh lệnh trước đó của Hitler (lúc này đã tự sát), Tập đoàn quân xe tăng 6 SS phải giữ bằng được "Pháo đài Alpe" nằm trong vùng [[tam giác]] Munchen - Insburg và Salsburg để Chính phủ Đức Quốc xã và các cơ quan chỉ huy quân sự Đức Quốc xã có thể rời đến làm việc ở đó trong trường hợp Berlin thất thủ. Hoạt động trên địa bàn này còn có Cụm tác chiến Áo của tướng [[:de:Lothar Rendulic|Lothar Rendulic]] và Cụm tác chiến Đông Nam của tướng [[:de:Alexander Löhr|Alexander Löhr]].<ref name="konev">[http://militera.lib.ru/memo/russian/konev_is2/index.html Иван Степанович Конев, Сорок пятый. — М.: Воениздат, 1970.]</ref> Điều này hoàn toàn phù hợp với một tài liệu của Bộ Tổng tham mưu Đức do tướng [[Alfred Jodl]] ký ngày 2 tháng 5 ra lệnh:
[[Tập tin:Link-up of British and Soviet forces.jpg|nhỏ|trái|200px|Quân đội Anh và Quân đội Liên Xô gặp nhau trên bờ biển Baltic (Bắc Đức), ngày 3 tháng 5 năm 1945]]
{{Cquote|''Kể từ hôm nay, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động chủ yếu của Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc xã là cứu vãn binh lính Đức khỏi bị quân Nga bắt làm tù binh càng nhiều càng tốt và tiến hành đàm phán ngay với các nước phương Tây về việc ngừng bắn với họ càng sớm càng tốt.''|||Alfred Jodl|<ref name="tippelskirch/12">[http://militera.lib.ru/h/tippelskirch/12.html Kurt von Tippelskirch, Geschichte des Zweiten Weltkrieges. — Bonn, 1954]</ref>}}
Dòng 57:
Ngày 20 tháng 4 năm 1945, Tập đoàn quân bộ binh 7 và Tập đoàn quân xe tăng 1 (Hoa Kỳ) vượt sông Rhine sau khi tấn công liên tục 160&nbsp;km trong 4 ngày và chiếm thành phố [[Nürnberg|Nuremberg]]. Ngày 22 tháng 4, các quân đoàn bộ binh 15 và 21 thuộc tập đoàn quân 7 (Hoa Kỳ) tấn công đánh chiếm thành phố [[Stuttgart]]. Bên cánh trái, các tập đoàn quân 3 và 6 (Hoa Kỳ) và Tập đoàn quân 1 (Pháp) cũng tiến đến sông Danube ngày 24 tháng 4. Ngày 25 tháng 4, một đội tuần tiễu của sư đoàn bộ binh 69 (Hoa Kỳ) đã gặp kỵ binh Liên Xô tại làng Leckwitz. Ngày 26 tháng 4, tư lệnh sư đoàn bộ binh 69 (Hoa Kỳ), thiếu tướng Emil F. Reinhardt đã có cuộc gặp với Thiếu tướng Vladimir Rusakov, tư lệnh sư đoàn bộ binh 58 (Liên Xô) tại thị trấn Torgau bên bờ sông Elbe-Mulde. Đây là lần đầu tiên, quân đội hai nước gặp nhau trên chiến trường sau khi đã đánh bại những đơn vị cuối cùng của Tập đoàn quân 12 (Đức).<ref>[http://www.history.army.mil/brochures/centeur/centeur.htm Edward M. Bedessem, Central Europe, CMH Online bookshelves: The U.S. Army Campaigns of World War II. Washington: US Army Center of Military History. (1990) trang 30]</ref>
 
Ngày 30 tháng 4, các quân đoàn 15 và 21 của Tập đoàn quân 7 (Hoa Kỳ) đánh chiếm [[München|Munich]] và phát triển thêm 48&nbsp;km về phía nam sông Danube, trong khi các lực lượng phái đi trước của Quân đoàn 6 đã đột nhập địa phận nước Áo hai ngày trước đó. Ngày 4 tháng 5, các quân đoàn bộ binh 3, 5 và 12 đã phát triển đến gần biên giới Áo - Tiệp Khắc. Ở phía Nam, Quân đoàn bộ binh 6 đã bắt liên lạc được với các đơn vị Hoa Kỳ và Anh trên biên giới Áo - Ý nối liền mặt trận Tây Âu và mặt trận Địa Trung Hải. Cũng trong ngày 4 tháng 5, Quân đoàn 5 đánh chiếm căn cứ Salzburg, nằm trong [[tam giác]] chiến lược của "pháo đài Alpe", nơi bộ máy chiến tranh đầu não của quân đội Đức Quốc xã định rút về đây. Quân đoàn 15 cũng đánh chiếm thành phố Berchtesgaden, nơi được Hitler chọn làm sở chỉ huy dự bị của mình trong trường hợp Berlin thất thủ. Các con đường đi đến Alpe đã bị quân đội Hoa Kỳ phong toả, làm tiêu tan nốt ảo vọng cuối cùng của quân đội Đức Quốc xã về việc thiết lập căn cứ chỉ huy dự bị tại đây để tiếp tục cuộc chiến. Số phận của nước Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu chỉ còn có thể tính từng ngày.<ref>[http://www.history.army.mil/brochures/centeur/centeur.htm Edward M. Bedessem, Central Europe, CMH Online bookshelves: The U.S. Army Campaigns of World War II. Washington: US Army Center of Military History. (1990) trang 32-33]</ref>
 
=== Những thoả thuận của các nước đồng minh trước ngày 8 tháng 5 về việc đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc xã ===