Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Định Nam đao: replaced: chiều cao → chiều cao using AWB
→‎Đánh giá: toàn thư đã chẳng có câu ngoài đường không nhặt của rơi, thường được mùa to, trong cõi tạm yên là gì. Và cái họ Lê Văn của ông sử gia nọ có chắc lq gì tới họ Lê Duy của nhà Lê mà đưa vô
Dòng 287:
Việc lập lên [[nhà Mạc]] của Mạc Đăng Dung vào năm [[1527]] đã phải đối mặt với những sự chống đối lớn hơn rất nhiều so với khi [[nhà Lý]] ra đời năm [[1009]]. Các nhà sử học hiện đại phần lớn thống nhất quan điểm ở một nguyên do cho sự khác biệt trên là bởi [[Phật giáo]] giữ vị thế độc tôn trong xã hội [[Đại Việt]] từ đầu thế kỷ 11 nhưng đến thời [[nhà Hậu Lê]] thì đã bị mất hoàn toàn vị thế này vào tay [[Nho giáo]] (đặc biệt là [[Tống Nho]]). Chính những tư tưởng hà khắc, bảo thủ mạnh của Tống Nho đã bám rễ sâu vào ý thức của một bộ phận lớn Nho sĩ, trí thức [[Đại Việt]] cho tới đầu [[thế kỷ 16]] là một nguyên nhân chính chống lại sự ra đời của [[nhà Mạc]].
 
Tác giả ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' (do nhà [[Lê-Trịnh]] sai biên soạn bổ sung ở thế kỷ XVII) coi Nhà Mạc là “ngụy triều” nên không thèm chép riêng thành một kỷ và gọi một cách khinh bỉ là “Mạc thị”. Học giả kiêm sử gia danh tiếng thời [[Lê-Trịnh]] ở [[thế kỷ XVIII]] là [[Lê Quý Đôn]] thì xếp tất cả các vua Mạc vào loại “nghịch thần”. Sử gia thời [[Nhà Nguyễn]] cũng có quan điểm gần như tương đồng với thời Lê-Trịnh khi viết về Mạc Đăng Dung và [[Nhà Mạc]]. Hầu hết ghi chép lịch sử còn lưu lại của những sử gia, học giả các triều đại đối địch kể trên về triều Mạc chủ yếu là mang tính hình thức, không mấy khi nhắc tới những thành tựu nổi bật của Nhà Mạc trong nhiều lĩnh vực quan trọng như an ninh - quốc phòng, chính trị, kinh tế, văn hóa - tư tưởng, văn học - nghệ thuật, tôn giáo - tín ngưỡng... Những cái nhìn theo hướng như vậy cũng được phần lớn giới nghiên cứu hiện đại ở [[Việt Nam]] duy trì cho tới giai đoạn cuối [[thập niên 1980]].
 
Đại bộ phận sử gia, học giả Việt Nam từ thời [[Lê trung hưng]] ([[1533]]), qua thời Nguyễn cho tới trước thời kỳ [[Đổi Mới]], một mặt thường phủ nhận vai trò tích cực đối với lịch sử dân tộc của Mạc Đăng Dung và triều Mạc, một mặt luôn nhấn mạnh những thứ được xem là “tội” như giết vua, cướp ngôi, đầu hàng, cắt đất cho ngoại bang. Những đại diện tiêu biểu cho cách nhìn nhận này là [[Ngô Thì Nhậm]], [[Phan Bội Châu]], [[Trần Trọng Kim]], [[Đinh Xuân Lâm]], [[Trần Thị Băng Thanh]], [[Dương Thu Hương]]. Nhưng đồng thời cũng có không ít quan điểm có thể xem là đồng tình của giới nghiên cứu đối với những phương án hành xử gây nhiều tranh cãi nhưng “phù hợp với tình thế lịch sử đương thời và phục vụ cho lợi ích chung dân tộc về lâu dài” của Mạc Đăng Dung. Tiêu biểu cho cách nhìn này có [[Nguyễn Văn Siêu]], [[Lê Văn Hòe]], [[Phạm Văn Sơn]], [[Trần Quốc Vượng (sử gia)|Trần Quốc Vượng]], [[Trần Gia Phụng]], [[Trần Khuê]], [[Trần Lâm Biền]], [[Vũ Khiêu]], [[Văn Tạo]], [[Đinh Khắc Thuân]], [[Nguyễn Gia Kiểng]], [[Phan Đăng Nhật]], [[Trần Thị Vinh]].
 
Xét về nhiều mặt, đánh giá về Mạc Đăng Dung phức tạp hơn hẳn so với những nhân vật lịch sử gây tranh cãi khác như [[Trần Thủ Độ]] và [[Hồ Quý Ly]]. Nó bị chi phối bởi một vấn đề gần như vĩnh cửu trong lịch sử: [[Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam]] (bao gồm cả [[lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc]]). Trong con mắt ''chính thống'' của [[người Việt]] nói chung thì ông tuy giỏi ứng biến và bảo toàn nguyên vẹn được nền độc lập tự chủ của nước Việt nhưng đã làm mất thể diện quốc gia một cách nghiêm trọng. Thậm chí về mặt này, một người bị mang tiếng ''cướp ngôi'' khác như [[Hồ Quý Ly]] còn nhận được không ít ngợi ca vì đã dám đánh (đánh bằng bất cứ giá nào) và cuối cùng để mất nước. Xét cả thời kỳ làm quan lẫn giai đoạn làm vua, [[Hồ Quý Ly]] về khả năng ứng biến với những hoàn cảnh khó lường dù là thua kém hơn hẳn Mạc Đăng Dung nhưng lại thu phục được cảm tình của đa số [[người Việt]] nói chung bởi một chủ trương đã gần như in sâu vào tiềm thức Việt: '''đánh luôn vẻ vang hơn hòa''' và phải đánh giặc trong bất cứ hoàn cảnh nào dù có phải mất nước ngay sau đó như trường hợp [[Nhà Hồ]]. Đã có một giả thuyết lịch sử được đặt ra là nếu Mạc Đăng Dung xuất quân khí thế và chiến thắng oanh liệt trước đạo quân xâm lược [[Nhà Minh]] trên chiến trường thì “tội cướp ngôi” của ông có thể sẽ gần như được tâm thức chung người Việt “bỏ dần vào quên lãng” như trường hợp [[Lê Hoàn]] ([[Lê Đại Hành]]) và [[Trần Thủ Độ]].
 
===Quan điểm của các nhà nghiên cứu về công và tội của Mạc Đăng Dung===
 
Thời Lê Trung hưng ([[1533]]–[[1789]]), đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối [[thế kỷ XVIII]], sử sách chỉ để lại đôi dòng mang tính “tích cực” về Mạc Đăng Dung và thời Mạc như trường hợp của [[Phạm Đình Hổ]]. Tuy nhiên sang thời [[Nhà Nguyễn]], những nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa dần định hình một hướng nghiên cứu mới mang tích khách quan hơn về [[Nhà Mạc]] (dù vẫn cơ bản coi Mạc Đăng Dung là ''tiếm ngôi''). Cụm từ ''Ngụy Mạc'' phổ biến từ thời Lê-Trịnh được hạn chế sử dụng hơn dưới thời Nguyễn trong các văn tự còn lưu lại. Những học giả mà đánh giá của họ (về Mạc Đăng Dung) được trích dẫn dưới đây thuộc những thời kỳ lịch sử khác nhau, quan điểm chính trị khác nhau. Trong số này có những người theo Hán học, người theo Tây học, người theo đường lối cộng sản và cả những người không theo hoặc chống lại đường lối cộng sản, những người sống tại [[Việt Nam]] và cả những người định cư tại hải ngoại.
 
Hàng 301 ⟶ 300:
 
''Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là phản quốc, đối với cách ăn ở của loài người là không có nhân phẩm; một người như thế ai mà kính phục? Cho nên dẫu có lấy được giang sơn [[Nhà Lê]], dẫu có mượn được thế [[Nhà Minh]] bênh vực mặc lòng, một cơ nghiệp dựng nên bởi sự gian ác hèn hạ như thế thì không bao giờ bền chặt được. Cũng vì cớ ấy mà con cháu họ Lê lại trung hưng lên được...''|Trích ''[[Việt Nam sử lược]]''}}
Học giả, nhà sử học [[Lê Văn Hòe]] ([[1911]]-[[1968]]), bút danh ''Vân Hạc'', được xem là người đi đầu trong hướng đánh giá mangtích nhiều tính lý trí, khách quan lịch sửcực về sự nghiệp của Mạc Đăng Dung. Nó càng đặc biệt bởi được viết ra từ suy nghĩ của một nhà nghiên cứu mang họ Lê, dòng họ đã mất ngôi vua về tay họ Mạc:
{{quote|
''Cái khuyết điểm lớn nhất của cuốn “[[Việt Nam sử lược]]” là ở chỗ đã nặng lời biếm nhục Mạc Đăng Dung - vua Thái Tổ [[Nhà Mạc]]... Sự thật khác hẳn. Mạc Đăng Dung bị hiểu lầm. Mạc Đăng Dung là một người anh hùng lập thân trong thời loạn. Mạc Đăng Dung là người yêu nước thương dân. Mạc Đăng Dung là người có tài ngoại giao.''