Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Đánh giá: toàn thư đã chẳng có câu ngoài đường không nhặt của rơi, thường được mùa to, trong cõi tạm yên là gì. Và cái họ Lê Văn của ông sử gia nọ có chắc lq gì tới họ Lê Duy của nhà Lê mà đưa vô
Dòng 310:
''Lẽ ra Mạc Đăng Dung phải làm công việc của Võ, Thang ngay từ thời [[Lê Uy Mục|Uy Mục]] và [[Lê Tương Dực|Tương Dực]] rồi mới phải. Nhưng có lẽ Mạc Đăng Dung còn muốn đợi xem lòng dân thế nào. Đến khi thấy rõ lòng dân [[Sơn Tây]], [[Thanh Hóa]] đối với vua Lê, bấy giờ Đăng Dung mới quyết. Như vậy kể cũng đã thận trọng chứ không phải hành động mù quáng, lỗ mãng. Nếu ai cũng sợ tiếng nghịch thần thì từ thượng cổ đến giờ, trong lịch sử Trung Hoa, [[lịch sử Việt Nam]] cũng như lịch sử các dân tộc khác, có lẽ chỉ có một dòng họ làm vua chứ làm gì còn có các nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Lê, Lý, Trần, Hồ.''|Trích ''Hồ Quý Ly - Mạc Đăng Dung'', Quốc học thư xã, Hà Nội-1959, tr. 25}}
 
Nhà sử học [[Phạm Văn Sơn]]<ref>Phạm Văn Sơn cũng từng thời gian là sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.</ref> có nhiều quan điểm đồng tình với học giả Lê Văn Hòe:
{{quote|''Không có họ Mạc ra đời thuở đó, thì trong nhân dân cũng phải có một người khác nhẩy ra để thiết lập trật tự mới. Có bao giờ trong một quốc gia chỉ có một dòng họ duy nhất xứng đáng để làm vua, còn những dòng họ khác chỉ đủ tư cách làm thứ dân mà thôi? [[Lý Công Uẩn]] cướp ngôi [[Nhà Tiền Lê]], [[Lê Hoàn]] tư thông với [[Dương Vân Nga|Dương hậu]] thay thế [[Nhà Đinh]], [[Trần Thủ Độ]] lừa gạt một cô gái nhỏ ([[Lý Chiêu Hoàng]]), xét việc họ Mạc cướp ngôi [[Nhà Hậu Lê]] còn đàng hoàng hơn. Hạ sát vua Chiêu Tông, Mạc chỉ có mục đích hủy bỏ cái bình phong mà các lãnh tụ phong kiến đã dùng để che đậy hành động mưu đồ vương bá của họ và vì cả lý do bảo vệ cho chính bản thân nữa.''
 
Dòng 361:
{{quote|''Tóm lại có 3 sự kiện nổi bật liên quan đến việc đánh giá [[Nhà Mạc]]. Một là lên ngôi của Mạc Đăng Dung thường được coi là thoán đoạt, nhưng là sự “thoán đoạt”, trong lúc triều đình [[Nhà Lê]] hoàn toàn suy sụp. Vì vậy cũng không nên coi hành động này của Mạc Đăng Dung là cướp ngôi. Hai là để tránh thảm họa chiến tranh xâm lược, [[Nhà Mạc]] đã chấp nhận giải pháp đầu hàng có tính nghi thức theo yêu sách của [[Nhà Minh]]. Ba là bốn động biên giới nước ta đã bị Nhà Minh lấy lại thành chuyện đã rồi đối với [[Nhà Mạc]]. Mạc Đăng Dung thực sự không hề mắc tội phản quốc, trái lại đã góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị – xã hội trong nước cũng như tái lập quan hệ bang giao với Nhà Minh.''|Trích trong “Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia” (Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, HN, 2001)}}
 
[[Nguyễn Gia Kiểng]] (từng là quan chức chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]]), một nhà hoạt động chính trị tại hải ngoại, đã có sự so sánh giữa [[Hồ Quý Ly]] và Mạc Đăng Dung về khả năng ứng phó trước những biến thiên của thời thế:
 
{{quote|''Người ta lên án [[Hồ Quý Ly]] và Mạc Đăng Dung đã phản bội vua và cướp ngôi. Điều này vào thời đại đó và với khuôn mẫu đạo lý đó là đúng. Nhưng ngày nay nhìn lại thì sao? Nếu chúng ta coi khuôn mẫu [[Khổng giáo]] vẫn còn là tốt cho đất nước và cần được duy trì thì cả Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung đều đáng lên án. Ngược lại nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng giáo là khuôn mẫu cổ hủ đáng lẽ không được duy trì quá lâu như vậy, thì hành động thoán nghịch của Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung phải được coi là đáng khen vì nó là một thách thức đối với khuôn mẫu Khổng giáo. Còn nếu chúng ta không có ý kiến dứt khoát thì hành động thoán nghịch chẳng là công mà cũng chẳng là tội. Nó chỉ là một biến cố chính trị. Vậy thì ngoại trừ đối với một số người thủ cựu một cách mê muội, cái tội thoán nghịch không nên đặt ra nữa. Cái gì bắt một dân tộc phải tiếp tục chịu đựng những ông vua tồi tệ như cuối đời [[nhà Trần|Trần]] hay cuối đời [[nhà Hậu Lê|Hậu Lê]]? Đạo lý nào bắt buộc như vậy chỉ là một đạo lý tồi tệ. Xét công, tội của Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung phải dựa vào những gì họ để lại sau đó.''