Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử sinh học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Trải qua [[thế kỷ 18]] và [[thế kỷ 19]], khoa học sinh vật như [[thực vật học]] và [[động vật học]] đã trở thành các môn khoa học ngày càng chuyên sâu. [[Antoine Lavoisier]] và các nhà vật lý khác bắt đầu liên kết giữa thế giới hữu tri và thế giới vô tri thông qua ngành [[vật lý]] và [[hóa học]]. Những nhà tự nhiên khám phá-thám hiểm như [[Alexander von Humboldt]] đã nghiên cứu về sự tương tác giữa sinh vật và môi trường sống của chúng và cách mối quan hệ này phụ thuộc vào ảnh hưởng của [[địa lý]]. Đây là nền tảng cho sự ra đời của ngành [[địa sinh học]], [[sinh thái học]] và [[tập tính học]]. Các nhà tự nhiên học dần từ bỏ [[chủ nghĩa thiết yếu]] và bắt đầu xem xét vai trò quan trọng của việc [[tuyệt chủng]] và [[khả năng biến đổi của các loài]]. [[Thuyết tế bào|Học thuyết tế bào]] đã mang đến viễn cảnh mới về cơ sở nền tảng của sự sống. Những sự phát triển này, cũng như những kết quả nghiên cứu từ ngành [[phôi học]] và [[cổ sinh vật học]] được tổng hợp trong [[thuyết tiến hóa]] bằng [[chọn lọc tự nhiên]] của [[Charles Darwin]]. Cuối thế kỷ 19 chứng kiến sự sụp đổ của [[thế hệ tự phát|thuyết tự sinh]] và sự trỗi dậy của [[lý thuyết mầm bệnh]], nhưng cơ chế của [[di truyền]] lúc này vẫn còn nằm trong lớp màn bí ẩn.
 
TrongĐầu thế kỷ 20, việc tái khám phá lại các công trình của [[Gregor Mendel]] đã khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của [[di truyền học]], dẫn đầu bởi [[Thomas Hunt Morgan]] và các học trò của ông. Đến những [[thập niên 1930]], [[di truyền học quần thể]] đã kết hợp với chọn lọc tự nhiên để tạo thành [[Thuyết tiến hoá tổng hợp|thuyết tổng hợp Tân Darwin]]. Những môn nghiên cứu mới đã phát triển một cách nhanh chóng đặc biệt là sau khi [[Francis Crick]] và [[James D. Watson]] đề xuất cấu trúc của [[ADNDNA]]. Việc thiết lập [[luận thuyết trung tâm]] và "bẻ khóa" thành công [[mã di truyền]] đã chia sinh học thành hai địa hạt là ''sinh học sinh vật'' (lĩnh vực nghiên cứu về các cơ thể sống và các nhóm cơ thể sống) và các lĩnh vực liên quan đến [[sinh học tế bào|''sinh học tế bào'']] và [[sinh học phân tử|''sinh học phân tử'']]. Đến cuối thế kỷ 20, các lĩnh vực mới như [[bộ gen|hệ gen học]] và [[Proteome|hệ protein học]] lại hợp nhất hai lĩnh vực này, đó là khi các nhà sinh học sinh vật sử dụng các kỹ thuật phân tử và các nhà sinh học tế bào và sinh học phân tử bắt đầu nghiên cứu sự tương tác giữa [[gen]] và [[môi trường]] cũng như [[di truyền học]] của quần thể sinh vật trong môi trường tự nhiên.
==Từ nguyên==
Từ "''biology''" (sinh học) trong tiếng Anh là sự kết hợp giữa hai thành phần [[tiếng Hy Lạp]] βίος (bios) mang nghĩa "cuộc sống" và hậu tố "-logy" mang nghĩa "khoa học của", "nghiên cứu về", "hiểu biết về", "nói về", dựa trên [[động từ]] tiếng Hy Lạp λέγειν (legein) có nghĩa là "lựa chọn", "tụ họp" ([[danh từ]] liên quan đến nó là λόγος (logos) có nghĩa là "từ"). Thuật ngữ ''sinh học'' với nghĩa như hiện nay được đặt ra một cách độc lập bởi [[Thomas Beddoes]] (vào năm [[1799]]),<ref>{{cite web|url=https://www.oed.com/start?showLogin=false#eid|title=biology, ''n''.|date=September 2011|work=[[Oxford English Dictionary]] online version|publisher=Oxford University Press|accessdate=2011-11-01}}</ref> [[Karl Friedrich Burdach]] (vào năm [[1800]]), [[Gottfried Reinhold Treviranus]] (trong cuốn ''[[Sinh học hay Triết học của Tự nhiên sống]]'', [[1802]]), và [[Jean-Baptiste Lamarck]] (trong cuốn ''[[Hydrogéologie]]'', 1802).{{Sfn|Junker|2004|p=8}}{{Sfn|Coleman|1977|p=1-2}} Bản thân từ này xuất hiện trong tiêu đề của tập 3 của ''[[Philosophiae naturalis sive physicae dogmaticae: Geologia, biologia, phytologia generalis et dendrologia|Philosophiae naturalis sive physicae dogmaticae: Geologia, '''biologia''', phytologia generalis et dendrologia]]'' của [[Michael Christoph Hanow]], được xuất bản vào năm [[1766]].