Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
đưa NB Khiêm vào làm gì??? Ổng cũng làm quan 8 năm rồi bất mãn mà nghỉ thì có đổ lỗi tại chính sự nhà Mạc ko ra gì không. Còn mấy tờ sớ đời Mạc Phúc Nguyên cũng ko liên quan tới Mạc Đăng Dung.
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 56:
'''Mạc Đăng Dung''' ([[chữ Hán]]: 莫登庸 [[22 tháng 12]], [[1483]] - [[22 tháng 8]], [[1541]]) gọi theo miếu hiệu là '''Mạc Thái Tổ''' (莫太祖), là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra [[triều đại]] [[Nhà Mạc]] trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện đánh dẹp các thế lực cát cứ, chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của những người ủng hộ [[Nhà Lê]], thành lập Nhà Mạc và cứng rắn chống lại với những thế lực phò vua Lê ở [[Thanh Hóa]].
 
Mạc Đăng Dung bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu ''Võ trạng nguyên'' trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở [[Thăng Long]] dưới triều [[Lê Uy Mục]]. Lợi dụng những biến đọng của đất nước những năm đầu thế kỉ XVI, ông dần lấy danh nghĩa phò vua để tiêu diệt các thế lực quân phiệt và nắm hết đại quyền nhà Lê. Năm [[1522]], ông phế truất vua [[Lê Chiêu Tông]] và dựng hoàng đệ Xuân lên làm vua. Năm 1527, không lâu sau khi được thăng tới chức Thái sư, tước An Hưng vương, Mạc Đăng Dung lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Nhưng ông chỉ tại vị 3 năm thì nhường ngôi cho con trưởng là [[Mạc Đăng Doanh]] và lui về sống ở Cổ TraoTrai.
 
Cuối những năm 1530, trước sự trỗi dậy của cựu thần nhà Lê và sự uy hiếp bằng vũ lực của nhà Minh ở Trung Quốc, Mạc Đăng Dung chủ trương quỳ gối hàng phục, cắt đất xin hòa với người Minh, nhận lịch sóc Trung Quốc, nhận chức An Nam đô thống ti sứ, tức coi Đại Việt như một tỉnh của Trung Quốc. Điều này đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức [[Việt Nam]] qua các thời kỳ lịch sử. Ông qua đời vào năm [[1541]].
 
 
==Thân thế và giáo dục==
Hàng 391 ⟶ 390:
 
==Vai trò lịch sử của Dương Kinh thời Mạc==
 
Sau khi lên ngôi, Mạc Thái Tổ chỉ làm vua 3 năm rồi nhường ngôi cho con trưởng là [[Mạc Thái Tông]] ([[Mạc Đăng Doanh]]), còn mình về quê hương Cổ Trai làm [[Thái thượng hoàng]] và cho xây dựng [[kinh đô]] thứ hai là [[Dương Kinh]]. Trong nhiều đợt khảo cổ gần đây, tại khu vực thôn Cổ Trai xuất lộ những di vật thời Mạc như thành lũy, hệ thống hào nước, gốm sứ hoa màu lam, đồ sành, đồ đá, đất nung với những nét hoa văn mang [[Nghệ thuật Việt Nam thời Mạc|phong cách nghệ thuật điển hình của thế kỷ XVI]]. Ở đây, tại chùa Phúc Linh vẫn còn lại những thành bậc đá kích thước lớn, trang trí cầu kỳ, bố cục tương tự các thành bậc ở điện [[Lam Kinh]] và [[Điện Kính Thiên|Kính Thiên]] thời Lê sơ. Điêu khắc đá thời Mạc tại Dương Kinh có nhiều đề tài chưa từng được thấy tại các nơi khác như tượng Nghê đồng, Quan Âm tọa sơn, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm nghìn tay nghìn mắt và bộ tượng Tam Thế.
 
Dòng 405:
 
==Gia quyến và hậu duệ==
Theo các tác giả bộ sách “Hợp biên thế phả họ Mạc’’ (Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc, 2001) cho biết: Từ cuối [[thế kỷ XVI]] (tức sau khi triều Mạc bị mất, vua cuối cùng [[Nhà Mạc]] tại kinh đô [[Thăng Long]] là [[Mạc Mậu Hợp]] bị [[Trịnh Tùng]] giết chết vào năm [[1592]]) đến nửa cuối thế kỷ XVII (năm [[1677]]), [[Mạc (họ)|họ Mạc]] cát cứ ở [[Cao Bằng]] cũng bị nhà [[Lê-Trịnh]] đánh dẹp, triệt hạ. Do điều kiện chính trị, xã hội thời đó, họ Mạc phải di chuyển nhiều nơi, và thay tên đổi họ thành nhiều họ khác. Theo thống kê của [[Ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội]], vào năm [[1999]], thì con cháu họ Mạc ngày nay có 37 họ với 368 chi ở 25 tỉnh, thành phố. Ngoài ra còn nhiều con cháu họ Mạc hiện nay đang sinh sống ở nước ngoài như: Pháp, Mỹ, Canada, Trung Quốc… Từ một họ đổi ra 37 họ (có thể thống kê chưa đầy đủ), nhưng vẫn có những mật mã, những thông điệp như giữ bộ “Thảo đầu” (…….) của tên họ như: Phạm, Hoàng, Phan, Tô, Lều…, nếu theo họ mẹ, họ bố nuôi thì giữ tên đệm: Lê Đăng, Đào Đăng, Nguyễn Đăng, Phan Đăng…, về sau có thể đổi là Phúc, là Đình để khỏi bị truy tích…tích..., ngoại trừ theo tên đất như họ Thái v.v… để hậu duệ biết mà tìm nhau, hỗ trợ nhau, phát huy truyền thống của tổ tiên.
 
Mạc Thái Tổ cũng là tổ tiên bên họ ngoại của các đời [[chúa Nguyễn]] kể từ [[Nguyễn Phúc Lan]] trở đi (bao gồm cả [[Nguyễn Ánh]]) thông qua quan hệ hôn phối giữa [[Nguyễn Phúc Nguyên]] (con trai của Chúa Tiên [[Nguyễn Hoàng]]) và [[Mạc Thị Giai]] (con gái của Khiêm vương [[Mạc Kính Điển]] và đồng thời là cháu gái của [[Mạc Thái Tông]]).