Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 264:
 
===Giai đoạn 1===
[[Tập tin:Vietnam1979war LS.png|phải|nhỏ|300px|Mặt trận [[Lạng Sơn]].]]
[[Tập tin:Vietnam1979war CB.png|phải|nhỏ|300px|Mặt trận [[Cao Bằng]].]]
5 giờ sáng ngày [[17 tháng 2]] năm [[1979]], lực lượng bộ binh [[Trung Quốc]] với khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào [[Việt Nam]] trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là [[pháo]], tiếp theo là [[xe tăng]] và bộ binh.<ref name=Time>{{Chú thích web|url=http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,916622,00.html|tiêu đề= A War of Angry Cousins|nhà xuất bản=[[Time (tạp chí)|Tạp chí Time]]|ngày tháng = ngày 5 tháng 3 năm 1979 |ngày truy cập = ngày 16 tháng 2 năm 2009}}</ref><ref name=autogenerated2 />
* Cánh phía đông có Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại [[Nam Ninh, Quảng Tây|Nam Ninh]] và mục tiêu chính là [[Lạng Sơn]]. Có hai hướng tiến song song,:
:* hướngHướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ [[Long Châu, Sùng Tả|Long Châu]] đánh vào thị trấn [[Đồng Đăng]] nhằm làm bàn đạp đánh thị xã [[Lạng Sơn, hướng(thành phố)|Lạng Sơn]]
:* Hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ [[Tĩnh Tây]] và [[Long Châu, Sùng Tả|Long Châu]] tiến vào thị xã [[Cao Bằng (thành phố)|Cao Bằng]] và thị trấn [[Đông Khê (thị trấn)|Đông Khê]].
:* Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ [[Phòng Thành]] vào [[Móng Cái]].
* Cánh phía tây có Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại [[Mông Tự]], có 3 hướng tiến công chính.:
:* Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh vào thị xã [[Lào Cai (thành phố)|Lào Cai]].
:* Hướng thứ hai từ [[Văn Sơn (thành phố)|Văn Sơn]] đánh vào [[Hà Giang]].
:* Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ [[Kim Bình, Hồng Hà|Kim Bình]] đánh vào [[Lai Châu]].<ref name=Chen106>King C. Chen, tr. 106.</ref>
Tổng cộng quân [[Trung Quốc]] xâm nhập [[Việt Nam]] trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là [[Lào Cai]], [[Mường Khương]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]] và [[Móng Cái]].<ref name=Time/>
 
Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Tất cả các hướng tấn công đều có [[xe tăng]], [[pháo binh]] hỗ trợ. Quân [[Trung Quốc]] vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có ''"[[lực lượng thứ năm]]"'' gồm những [[ngườiNgười Hoa (tại Việt Nam)|người Việt gốc Hoa]] trên đất [[Việt Nam]]. Từ đêm [[16 tháng 2]], các tổ thám báo [[Trung Quốc]] đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn lực lượng tiếp viện của [[Việt Nam]] từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập sở chỉ huy [[sư đoàn]] với các chốt, trận địa pháo.<ref name=SV2>Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 2: Ngày 17 tháng 2.</ref>
 
Tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân [[Trung Quốc]] nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần quá lạc hậu phải dùng [[lừa]], [[ngựa]] và người thồ hàng.<ref name=Chen106/> Hệ thống phòng thủ của [[Việt Nam]] dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự tinh nhuệ có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là [[Trung Quốc]] phải chịu thương vong lớn.<ref name=Chen107>King C. Chen, tr. 107.</ref> Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của [[Trung Quốc]] đã có kết quả tốt, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ [[Việt Nam]] hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng [[Bát Xát]], [[Mường Khương]] ở tây bắc và [[Đồng Đăng]], [[cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị|cửa khẩu Hữu Nghị]], [[Thông Nông]] ở đông bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt [[sông Hồng]] và đánh mạnh về phía [[Lào Cai]].<ref name=Chen107/>
 
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Quân đội [[Việt Nam]] kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân [[Trung Quốc]] hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được [[Mường Khương]], [[Trùng Khánh]], và [[Đồng Đăng]]. Tại [[Móng Cái]], hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao,<ref name=Chen108/> có ít nhất 4.000 lính [[Trung Quốc]] chết trong hai ngày đầu này.<ref name=Time30>{{Chú thích web|url=http://www.time.com/time/photogallery/0,29307,1879849,00.html|tiêu đề=30 Yrs. After the China-Vietnam Border War|nhà xuất bản=[[Time (tạp chí)|Tạp chí Time]]|ngày truy cập = ngày 17 tháng 2 năm 2009}}</ref> Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây [[Đồng Đăng]], thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.<ref name=Time/>
[[Tập tin:XebocthepK63TQ.jpg|nhỏ|trái|Quân [[Trung Quốc]] đang di chuyển tại [[Cao Bằng]]. Đi đầu là [[Phương tiện chiến đấu bọc thép|xe bọc thép]] Kiểu 63 (K63).|257x257px]]
Trận chiến tại [[Đồng Đăng]] bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận ác liệt nhất.<ref name=Chen108/> Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, [[Sư đoàn 3, Quân đội Nhânnhân dân Việt Nam|Sư đoàn 3 Sao Vàng]], [[Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đội Nhân dân Việt Nam]]. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.<ref name=SV2/> Cụm điểm tựa Thẩm Mò <ref>Thôn Thẩm Mò xã [[Phú Xá, Cao Lộc|Phú Xá]], [[Cao Lộc]], viết nhầm thành ''"Thâm Mô"''.</ref>, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía tây nam thị trấn Đồng Đăng, do lực lượng của hai Tiểu đoàn 4 và 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp [[sư đoàn]]. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22. Ngày cuối cùng tại [[Pháo Đài]], nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân [[Trung Quốc]] chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn [[Vũ khí hóa học|đạn hóa chất]] độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng hầu hết thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.<ref name=SV3>Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 3: Những điểm cao bất tử.</ref> Tổng cộng trong trận [[Đồng Đăng]], Trung Quốc thương vong 2.220 lính (trong đó 531 chết).<ref>Zhang, p. 99.</ref> Về phía Việt Nam, trong số 700 bộ đội, dân quân và công an phòng thủ tại pháo đài [[Đồng Đăng]], chỉ có sáu người sống sót.<ref>[https://vtc.vn/ky-uc-1721979-chuyen-cua-nguoi-linh-song-sot-o-phao-dai-tu-thu-dong-dang-d194910.html Ký ức 17/2/1979: Chuyện của người lính sống sót ở pháo đài tử thủ Đồng Đăng - VTC News<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Ngày [[19 tháng 2]], [[Đặng Tiểu Bình]] trong cuộc gặp với giới ngoại giao [[Argentina]] tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và [[Trung Quốc]] sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn.<ref name=Chen109>King C. Chen, tr. 109.</ref>
 
Cùng ngày, một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của [[Liên Xô]] do Đại tướng G.Obaturovym đứng đầu tới [[Hà Nội]] hỗ trợ cho các tướng lĩnh chỉ huy của [[Việt Nam]]. Nhóm chuyên gia của Trung tướng M.Vorobevy có trách nhiệm cố vấn cho Bộ Tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân còn Đại tướng G.Obaturovym làm cố vấn cho Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam [[Lê Trọng Tấn]] và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng [[Văn Tiến Dũng]]. [[Moskva]] yêu cầu [[Trung Quốc]] rút quân. [[Liên Xô]] cũng viện trợ gấp vũ khí cho [[Việt Nam]] qua cảng [[Hải Phòng]].
[[Tập tin:Vietnam1979war LC.png|phải|nhỏ|300px|Mặt trận [[Lào Cai]].]]
Đến [[21 tháng 2]], [[Trung Quốc]] tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã [[Lào Cai (thành phố)|Lào Cai]] và [[Cao Bằng (thành phố)|Cao Bằng]] bị chiếm. Quân [[Trung Quốc]] chiếm thêm một số vùng tại [[Hà Tuyên]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]] và [[Quảng Ninh]]. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở [[Móng Cái]]. Về phía [[Việt Nam]], cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ [[Yên Bái]] tới [[Quảng Yên]] với nhiệm vụ bảo vệ [[Hà Nội]] và [[Hải Phòng]].<ref name=Time/>
 
Ngày [[23 tháng 2]], [[Đặng Tiểu Bình]] nhắc lại tuyên bố về "cuộc chiến tranh hạn chế" và nói sẽ rút quân trong vòng 10 ngày hoặc hơn. Đây được xem là thông điệp nhằm ngăn [[Liên Xô]] can thiệp quân sự, đáp lại kêu gọi rút quân của [[Hoa Kỳ|Mỹ]], xoa dịu các nước đang lo ngại về một cuộc chiến lớn hơn, và gây khó hiểu cho [[Việt Nam]].<ref name=Chen109/> Trong khi đó, một [[tàu tuần dương|tuần dương hạm]] Sverdlov và một [[tàu khu trục|khu trục hạm]] Krivak của [[Liên Xô]] đã rời cảng từ ngày 21 tiến về phía vùng biển [[Việt Nam]]. [[Liên Xô]] cũng đã bắt đầu dùng máy bay giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của [[Liên Xô]] và [[Bulgaria]] chở vũ khí, khí tài bay tới [[Hà Nội]].<ref name=Chen109/>
 
Ngày [[26 tháng 2]], thêm nhiều quân [[Trung Quốc]] tập kết quanh khu vực [[Lạng Sơn (thành phố)|Lạng Sơn]] chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này.<ref name=Chen108/> Sau khi thị sát chiến trường, [[Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam|Bộ Tổng tham mưu]] Quân đội Nhân dân Việt Nam đề xuất điều động một quân đoàn từ [[Campuchia]] cùng một tiểu đoàn pháo phản lực [[BM-21]] vừa được Liên Xô viện trợ về [[Lạng Sơn]]. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút lui từ chiến trường, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch.
 
Phi đoàn máy bay vận tải [[An-12]] của [[Liên Xô]] đã tiến hành không vận [[Quân đoàn 2, Quân đội Nhânnhân dân Việt Nam|Quân đoàn 2]], Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Campuchia về [[Lạng Sơn]].
 
Ngày [[25 tháng 2]], tại [[Mai Sao]], [[Quân đoàn 14]] thuộc [[Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam]] cùng Bộ Chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các Sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ [[Quân khu 4, Quân đội Nhânnhân dân Việt Nam|Quân khu 4]] ra) và sau này có thêm [[Sư đoàn 347, Quân đội nhân dân Việt Nam|Sư đoàn 347]] cùng các đơn vị trực thuộc khác.<ref name=SV4/>
 
Trong giai đoạn đầu đến ngày [[28 tháng 2]] năm [[1979]], quân Trung Quốc chiếm được các thị xã [[Lào Cai (thành phố)|Lào Cai]], [[Cao Bằng (thành phố)|Cao Bằng]] và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của [[Việt Nam]] cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.<ref name=Time30/> Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới [[Ninh Minh]] ([[Quảng Tây]]) và [[Ma Lật Pha|Malipo]] ([[Vân Nam]]) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.<ref name=Chen110/>
 
===Giai đoạn 2===