Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 303:
===Giai đoạn 2===
{{chính|Trận Lạng Sơn}}
Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày [[27 tháng 2]]. Chiến sự tập trung tại [[Lạng Sơn]] tuy giao tranh tại [[Lào Cai]], [[Cao Bằng]] và [[Móng Cái]] vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã [[Lạng Sơn (thành phố)|Lạng Sơn]] bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. [[Trung Quốc]] điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ [[Đồng Đăng]][[Lộc Bình]] (phía đông nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.<ref name=Chen110/> Tại Lạng Sơn, các [[Sư đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam|Sư đoàn 3]], 337 của [[Việt Nam]] đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân [[Trung Quốc]]. Từ ngày [[2 tháng 3]], Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu [[Khánh Khê]]. Sư đoàn 3 chống trả 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129 cùng nhiều tăng, pháo, tiến công trên một [[chiều dài]] 20&nbsp;km từ xã Hồng Phong{{Cần chú thích}} huyện [[Văn Lãng]] đến xã [[Cao Lâu]] huyện [[Cao Lộc]]. Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng tây bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn [[Trung Quốc]] bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của [[Sư đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam|Sư đoàn 3 Sao Vàng]]. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.<ref name=SV4/> Chiếm được điểm cao 800 và [[Tam Lung]], nhưng trong suốt các ngày từ [[28 tháng 2]] đến [[2 tháng 3]], quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4&nbsp;km để vào thị xã [[Lạng Sơn (thành phố)|Lạng Sơn]], tuy đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh.<ref name=SV4/> Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh [[Lạng Sơn]], mà có trận quân phòng thủ [[Việt Nam]] đánh đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã [[Lạng Sơn (thành phố)|Lạng Sơn]] ngày [[2 tháng 3]]<ref name=Chen110>King C. Chen, tr. 110.</ref> sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng.<ref name=SV4/> Chiều ngày 4, một cánh quân Trung Quốc đã vượt [[sông Kỳ Cùng]], chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 [[Trung Quốc]] cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.
 
Đến đây, phía [[Việt Nam]] đã điều động các sư đoàn chủ lực có [[xe tăng]], [[pháo binh]], [[không quân]] hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. [[Quân đoàn 14]] với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Ngày 27 tháng. 2, [[Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 2]] - Binh đoàn Hương Giang đang làm nhiệm vụ truy quét [[Khmer Đỏ]] tại Kampot, [[Sihanoukville (thành phố)|Kampong Som]] ([[Campuchia]]) cũng được lệnh cơ động gấp toàn bộ lực lượng về nước, tập kết sau lưng Quân đoàn 14.<ref name=SV4>Lịch sử Sư đoàn 3 Sao vàng, Chương 7, Mục 4: Trước cửa ngõ thị xã Lạng Sơn.</ref>
 
Ngày [[3 tháng 3]], [[Quân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 1]] – Binh đoàn Quyết Thắng nhận lệnh cho [[Sư đoàn 320, Quân đội nhân dân Việt Nam|Sư đoàn bộ binh 320B]] (sau này đổi thành 390 – đoàn Đồng Bằng, gồm Trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và Trung đoàn pháo binh 54) được tăng cường Trung đoàn bộ binh 209 (đoàn [[Sông Lô (định hướng)|Sông Lô]]) thuộc [[Sư đoàn 312, Quân đội nhân dân Việt Nam|Sư đoàn bộ binh 312]] (đoàn Chiến Thắng) và tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm của Lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng) cấp tốc hành quân lên Lạng Sơn.
 
===[[Trung Quốc]] rút quân===