Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tối Trừng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tối Trừng''' (zh. ''zuìchéng'' 最澄, ja. ''saichō''), 767-822, cũng được gọi là '''Truyền Giáo Ðại sư''', là người thành lập tông [[Thiên Thai tôngThiêntông|Thiên Thai]] Nhật Bản.
===Cơ duyên và hành trạng===
Sư lưu tâm đến Phật pháp từ lúc mới 12 tuổi, sư trở thành đệ tử của Hành Biểu (zh. 行表, ja. ''gyōhyō'') trú trì chùa Quốc Phân (zh. 國分寺, ja. ''kokubunji'') ở Cận Giang (zh. 近江, ja. ''ōmi'') vào lúc 14 tuổi, và sau khi thụ giới cụ túc vào năm 19 tuổi tại chùa Đông Đại (東大寺, ja. ''tōdaiji''), Sư đến núi [[Tỉ Duệ]] (zh. 比叡山, ja. ''hiei'') để tu tập thiền quán và nghiên cứu về Hoa Nghiêm tông. Nhưng sư say mê nhất giáo lí của tông Thiên Thai, điều mà sư trở nên quen thuộc qua đọc các tác phẩm của ngài Trí Khải. Sư nổi tiếng là một học giả uyên bác đến mức sư được Hoàng đế Kammu ban tặng cho một cơ hội sang Trung Hoa nghiên cứu Phật pháp, với mục đích tạo dựng nên một sắc thái Phật giáo tương ứng với bản sắc Nhật Bản. Sư đáp thuyền đi năm 804 cùng với người bạn đồng hành là [[Không Hải]] (zh. 空海, ja. ''kūkai''). Tại Trung Hoa, sư trở thành môn đệ của [[Ngưu đầu thiền]] với Thiền sư Tiêu Nhiên (zh. 翛禪). Sư nghiên cứu tông Thiên Thai với cao tăng Đạo Thuý (zh. 道邃), nghiên cứu [[Chân ngôn tông]] với Thuận Hiểu (zh. 順曉), trong đó không có giáo lí nào còn tồn tại như một tông phái độc lập ở Nại Lương. Sư trở về Nhật Bản vào năm sau, và vào năm 806, Sư chính thức thành lập Thiên Thai tông Nhật Bản. Dù chịu ảnh hưởng giáo lí tông Thiên Thai nhiều nhất, nhưng qua mối quan hệ với Không Hải, Sư vẫn quan tâm sâu sắc đến Chân Ngôn tông. Thế nên, hệ thống giáo lí riêng của Sư có khuynh hướng hoà hợp. Sư dành thời gian còn lại của đời mình để truyền bá kiến thức Phật học của mình cho Phật tử quanh vùng núi Tỉ Duệ, nhưng gặp phải sự chống đối thường xuyên với những tông phái đã được thành lập từ trước, đặc biệt là về những cải cách mà sư đang nỗ lực thực hiện, như việc sư tìm kiếm sự hợp lí hoá một vài nghi thức truyền thụ giới pháp Đại thừa. Sư trứ tác rất nhiều, một trong những tác phẩm quan trọng là [[Thủ hộ quốc giới chương]] (zh. 守護國界章, ja. ''shugo kokkaishō''), [[Pháp Hoa tú cú]] (zh. 法華秀句, ja. ''hokkeshūku'') và ''Hiển giới luận'' (zh. 顯戒論, ja. ''kenkairon'').