Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 312:
[[Tập tin:Chinese solders in Vietnam 1979a.jpg|nhỏ|phải|250px|Những tù binh [[Trung Quốc]] bị canh giữ bởi nữ dân quân [[Việt Nam]].]]
[[Tập tin:A Chinese prisoner in Vietnam.jpg|nhỏ|phải|250px|Một tù binh [[Trung Quốc]] bị trói giật cánh [[Khuỷu tay|khuỷu]].]]
Tối ngày 4 tháng 3, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 5 thông qua và bắt đầu triển khai phương án mở chiến dịch phản công. Cùng thời điểm này lực lượng tăng cường của [[Quân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 1]] cũng đã hoàn tất triển khai vào vị trí chiến đấu trên tuyến Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên phía nam thị xã. Trung đoàn pháo binh 204 với 3 hệ thống (36 dàn phóng) hỏa tiễn bắn loạt 40 nòng [[BM-21]]) đã tập kết và lấy phần tử sẵn sàng khai hỏa. [[Quân đoàn 2, Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 2]] cũng thực hiện chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt đầu từ ngày [[6 tháng 3]], đến ngày [[11 tháng 3]] những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm [[Sư đoàn 304, Quân đội nhân dân Việt Nam|Sư đoàn bộ binh 304]] (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới [[Hà Nội]].
 
Các phi đội thuộc Trung đoàn không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) gồm 10 trực thăng [[UH-1]], 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích [[A-37]], 10 máy bay tiêm kích bom [[Northrop F-5|F-5]] lần lượt được triển khai ở căn cứ Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và Nội Bài, cùng với các phi đội tiêm kích [[MIG-17|MiG-17]], [[MIG-21|MiG-21]] của [[Sư đoàn 371, Quân đội nhân dân Việt Nam|Sư đoàn không quân 371]] (đoàn Thăng Long) đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ. Ở phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba Vì), 918 và Đoàn bay 919 Tổng cục Hàng không Dân dụng phối hợp với [[không quân Liên Xô]] vận chuyển Quân đoàn 2 ra Bắc. Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải [[ILIlyushin Il-14|Il-14]] (có [[MIG-21|MiG-21]] yểm hộ) bay nhiều chuyến thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang [[Việt Nam]] ở khu vực xã Canh Tân-Minh Khai, Thạch An ([[Cao Bằng]]).
 
Ngày [[5 tháng 3]] năm [[1979]], [[Việt Nam]] ra lệnh tổng động viên toàn quốc.<ref name=autogenerated3>Laurent Cesari, tr. 266.</ref> Trưa cùng ngày, [[Bắc Kinh]] tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Ngày hôm sau quân [[Trung Quốc]] rút về phía bắc [[sông Kỳ Cùng]].
 
Ngày [[6 tháng 3]] năm [[1979]], Ban Bí thư Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] ra Chỉ thị số 69, nhận định về tình hình và đưa ra chủ trương trong điều kiện [[Trung Quốc]] rút quân. Chỉ thị này khẳng định: ''""Trong khi chấp nhận cho địch rút quân, chúng ta luôn luôn phải nâng cao cảnh giác, tăng cường quốc phòng, sẵn sàng giáng trả địch đích đáng, nếu chúng lật lọng, trở lại xâm lược nước ta lần nữa (...) Không được một chút mơ hồ nào đối với âm mưu cơ bản của bọn phản động [[Trung Quốc]] là thôn tính nước ta, khuất phục nhân dân ta (...) luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đập tan bọn xâm lược (...) cần giương cao chính nghĩa của ta, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và bảo vệ hòa bình, xúc tiến việc hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ, bảo vệ Việt Nam".''<ref name="maihoa"/> Ngày [[7 tháng 3]], Việt Nam tuyên bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", [[Việt Nam]] sẽ cho phép [[Trung Quốc]] rút quân.<ref name=Chen111>King C. Chen, tr. 111.</ref> [[Bộ Quốc phòng Việt Nam]] quyết định cho dừng chiến dịch phản công.
 
Mặc dù [[Trung Quốc]] tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường [[Việt Nam]] vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ [[Thảm sát Đổng Chúc|thảm sát ngày 9 tháng 3]] tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện [[Hòa An]], [[Cao Bằng]], khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối.<ref name="SGTT">{{chú thích sách|author=Huy Đức|title=Biên Giới Tháng Hai (2009-1979)|publisher= Báo Sài Gòn Tiếp Thị|date = ngày 9 tháng 2 năm 2009 |pages=6 }}</ref> Trong thời gian chuẩn bị rút quân, [[Trung Quốc]] còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện, tại các thị xã, thị trấn [[Sa Pa|Sapa]], [[Đồng Đăng]], [[Lạng Sơn (thành phố)|Lạng Sơn]],...<ref name="SGTT"/>
 
[[Sư đoàn 337]] của Việt Nam, lên tham chiến từ ngày [[2 tháng 3]] tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân [[Trung Quốc]]. Sư đoàn này đến nơi quá muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn, nhưng đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích đánh vào quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã.<ref>Edward O'Dowd, trang 65.</ref>