Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 287:
Ngày [[19 tháng 2]], [[Đặng Tiểu Bình]] trong cuộc gặp với giới ngoại giao [[Argentina]] tuyên bố đây là cuộc chiến tranh hạn chế và [[Trung Quốc]] sẽ rút quân ngay sau khi đạt được mục tiêu giới hạn.<ref name=Chen109>King C. Chen, tr. 109.</ref>
 
Cùng ngày, một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của [[Liên Xô]] do Đại tướng [[Gennady Obaturov|G.Obaturovym Obaturov]] đứng đầu tới [[Hà Nội]] hỗ trợ cho các tướng lĩnh chỉ huy của [[Việt Nam]]. Nhóm chuyên gia của Trung tướng M. Vorobevy có trách nhiệm cố vấn cho Bộ Tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân còn Đại tướng G.Obaturovym làm cố vấn cho Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam [[Lê Trọng Tấn]] và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng [[Văn Tiến Dũng]]. [[Moskva]] yêu cầu [[Trung Quốc]] rút quân. [[Liên Xô]] cũng viện trợ gấp vũ khí cho [[Việt Nam]] qua cảng [[Hải Phòng]].
[[Tập tin:Vietnam1979war LC.png|phải|nhỏ|300px|Mặt trận [[Lào Cai]]]]
Đến [[21 tháng 2]], [[Trung Quốc]] tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã [[Lào Cai (thành phố)|Lào Cai]] và [[Cao Bằng (thành phố)|Cao Bằng]] bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại [[Hà Tuyên]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]] và [[Quảng Ninh]]. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở [[Móng Cái]]. Về phía [[Việt Nam]], cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ [[Yên Bái]] tới [[Quảng Yên]] với nhiệm vụ bảo vệ [[Hà Nội]] và [[Hải Phòng]].<ref name=Time/>