Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 479:
===Việt Nam===
Chiến tranh biên giới phía Bắc năm [[1979]] đã được nhắc tới trong hai bộ phim ''[[Đất mẹ (phim)|Đất mẹ]]'' ([[1980]]) của đạo diễn [[Hải Ninh (nghệ sĩ)|Hải Ninh]] và ''[[Thị xã trong tầm tay]]'' ([[1982]]) của đạo diễn [[Đặng Nhật Minh]].<ref>{{Chú thích web|url=http://www.tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/PrintView.aspx?ItemID=1501|tiêu đề=Cha - con và chiến tranh
|tác giả=Nam Nguyễn|nhà xuất bản=Tạp chí Tia sáng|ngày tháng = ngày 24 tháng 12 năm 2005 |ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://vtc.vn/13-295/van-hoa/dung-6-trong-1-ai-xin-do-co-toi-cho.htm|tiêu đề=Dũng "6 trong 1": Ai xin đồ cổ tôi cho|nhà xuất bản=VTC|ngày tháng = ngày 25 tháng 4 năm 2006 |ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref><ref name=VnExpress2>{{Chú thích web|url=http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2008/09/3ba06a30/|tiêu đề=Đặng Nhật Minh vui buồn với bình chọn của CNN|tác giả=Ngọc Trần|nhà xuất bản=VnExpress|ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref> Với câu chuyện về chuyến đi của một phóng viên lên [[Lạng Sơn]] tìm người yêu trong thời gian chiến tranh biên giới nổ ra, ''Thị xã trong tầm tay'' - tác phẩm đầu tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh - đã giành [[Liên hoan phim Việt Nam|giải Bông sen vàng]] tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, và nằm trong cụm tác phẩm của ông được trao [[Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III]] năm [[2005]].<ref name=VnExpress2/><ref>{{Chú thích web|url=http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2006/07/3b9eb732/|tiêu đề=Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh giản dị mà bí ẩn|nhà xuất bản=VnExpress|ngày tháng = ngày 7 tháng 1 năm 2006 |ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref> Năm [[1982]], một bộ phim tài liệu với tựa đề ''"Hoa đưa hương nơi đất anh nằm"'' do Trường Thanh thực hiện để nói về một nhà báo [[người Nhật]] chết trong thời gian đưa tin chiến tranh biên giới, bộ phim này sau đó đã được đánh giá cao ở [[Nhật Bản]].<ref name=Tienphong>{{Chú thích web|url=http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/127182/Tham-mot-nha-van-vua-man-han-tu-treo.html|tiêu đề=Thăm một nhà văn vừa... mãn hạn tù treo|tác giả=Nguyễn Duy Chiến|nhà xuất bản=Tiền Phong Online| ngày tháng = ngày 23 tháng 6 năm 2008 | ngày truy cập = ngày 21 tháng 2 năm 2009}}</ref>

Trong thời gian chiến tranh biên giới 1979 nổ ra và những năm sau đó, hàng loạt bài hát [[Việt Nam]] về đề tài chiến tranh và bảo vệ tổ quốc cũng ra đời như ''[[Chiến đấu vì độc lập tự do]]'' của nhạc sĩ [[Phạm Tuyên]], ''Lời tạm biệt lúc lên đường'' của nhạc sĩ [[Vũ Trọng Hối]], ''Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận'' của nhạc sĩ [[Hồng Đăng]], ''Những đôi mắt mang hình viên đạn'' của nhạc sĩ [[Trần Tiến]], ''[[Hát về anh]]'' của nhạc sĩ [[Thế Hiển]].<ref name=DoanTrang/> Một trong các tác phẩm gây nhiều ấn tượng là ''"Về đây đồng đội ơi"'' của cựu binh [[Trương Quý Hải]]. Tác phẩm kể về tình cảm của người còn sống với những chiến sĩ [[Việt Nam]] đã hy sinh trong trận [[Vị Xuyên]] (1984).<ref>[http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/truong-quy-hai-hat-ve-day-dong-doi-oi-giua-nghia-trang-liet-si-vi-xuyen-20160712163158399.htm Nhạc sĩ Trương Quý Hải hát Về đây đồng đội ơi<!-- Bot generated title -->]</ref><ref>[http://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/nghe-nhac-si-truong-quy-hai-goi-ve-day-dong-doi-oi-20160727200300142.htm Nghe nhạc sĩ Trương Quý Hải gọi “Về đây đồng đội ơi” | VTV.VN<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Về văn thơ có bài thơ ''Gửi em ở cuối sông Hồng'' của nhà thơ Dương Soái (sinh năm 1950) (sáng tác tháng 2/1979, nhạc sĩ [[Thuận Yến]] (1932 - 2014) phổ nhạc năm 1980), ''Chiều biên giới em ơi!'' của nhà thơ Lò Ngân Sủn (1945 – 2013) (sáng tác năm 1980, được nhạc sĩ [[Trần Chung]] (1927 - 2002) phổ nhạc năm 1980 thành ca khúc ''Chiều biên giới''), ''Hoa sim biên giới'' của nhà văn Đặng Ái (sinh năm 1948) (nhạc sĩ Minh Quang (sinh năm 1951, em trai nhà văn Đặng Ái) phổ nhạc năm 1984).
 
Về văn học có tiểu thuyết ''Đêm tháng Hai'' ([[1979]]) của [[Chu Lai (nhà văn)|Chu Lai]] và ''Chân dung người hàng xóm'' ([[1979]]) của [[Dương Thu Hương]]. Tiểu thuyết ''Mình và họ'' của nhà văn Nguyễn Bình Phương do [[Nhà xuất bản Trẻ|Nhà Xuất bản Trẻ]] phát hành đã giành giải thưởng ở Hạng mục Văn xuôi. Tác phẩm này được thực hiện trong khoảng thời gian 2007-2010.<ref>[http://www.vietnamplus.vn/tac-pham-ve-chien-tranh-bien-gioi-doat-giai-thuong-hoi-nha-van-ha-noi/348077.vnp Tác phẩm về chiến tranh biên giới đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội | Vietnam+ (VietnamPlus)<!-- Bot generated title -->]</ref> Một trong các tác phẩm nổi bật trong những năm đầu [[Thế kỷ 21|Thế kỷ XXI]] về chủ đề Chiến tranh biên giới phía Bắc là “Xác phàm” của nhà văn quân đội [[Nguyễn Đình Tú]]. Tác phẩm mô tả hình ảnh kiên cường của những người lính [[Việt Nam]] trên chiến trường. Đặc biệt, hình ảnh những người lính pháo binh ở [[Đồng Đăng]], [[Lạng Sơn]] chiến đấu tới hơi thở cuối cùng đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc.<ref>[http://vov.vn/van-hoa/van-hoc/xac-pham-tieu-thuyet-chan-thuc-ve-chien-tranh-bien-gioi-1979-343480.vov Xac pham < Tieu thuyet chan thuc ve chien tranh bien gioi phia Bac < BAM XEM NGAY < VOV.VN<!-- Bot generated title -->]</ref>