Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Mạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 109:
Minh Mạng rất quan tâm đến mặt quân sự. Nhiều lần ông thân hành ra thao trường để chứng kiến việc luyện tập của quân đội. Ông lấy [[phương Tây]] làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng tới việc quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông, giảm bớt số lượng người cầm cờ từ 40 xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người).<ref>Nhiều tác giả, ''Những vấn đế lịch sử triều Nguyễn'', tr. 75.</ref>
 
Theo [[Việt Nam sử lược]], quân đội thời Minh Mạng gồm [[bộ binh]], thủy binh, tượng binh, [[kỵ binh|kị binh]] và pháo thủ binh. Bộ binh gồm kinh binh và cơ binh. Kị binh được chia làm doanh, vệ, đội, đóng ở Kinh thành hoặc đóng ở các tỉnh. Mỗi doanh có 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 người, có đội trưởng và suất đội cai quản. Vũ khí của mỗi vệ gồm 2 khẩu thần công, 200 khẩu điểu thương và 21 ngọn cờ. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, cũng được chia làm cơ và đội. Cơ có các quản cơ, đội có các suất đội cai quản. Tượng binh chia làm đội, mỗi đội có 40 con [[voi]]. Ở Kinh thành có 150 con, ở [[Đàng Ngoài|Bắc Hà]] có 110 con, ở [[Gia Định]] có 70 con, ở [[Quảng Nam]] có 35 con, ở [[Bình Định]] có 30 con, ở [[Nghệ An]] có 21 con, ở [[Quảng Bình]], [[Quảng Ngãi]], [[Thanh Hóa]] mỗi nơi có 15 con, ở [[Quảng Trị]], [[Phú Yên]], [[Bình Thuận]] và [[Ninh Bình]] mỗi nơi có bảy con.
 
Ông còn cho lập đồn ải ở những nơi hiểm yếu trong nước, còn ngoài biển thì lập pháo đài. Ông rất chú trọng đến thủy quân, các vùng hải đảo đều được đánh mốc giúp cho sự lưu thông dễ dàng.<ref name="nguyenphuoctoc"/> Thủy binh có 15 vệ, được chia làm 3 doanh, do quan Đô thống cai quản; mỗi doanh được quan chưởng vệ cai quản.