Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Chicago (CA-136)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
cite DANFS
Dòng 58:
|}
 
'''USS ''Chicago'' (CA-136/CG-11)''' là một [[tàu tuần dương hạng nặng]] thuộc [[Baltimore (lớp tàu tuần dương)|lớp ''Baltimore'']] của [[Hải quân Hoa Kỳ]] được đưa ra hoạt động vào giai đoạn [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]] sắp kết thúc. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt [[USS Chicago|cái tên này]], đặt theo tên thành phố [[Chicago]].<ref name=DANFS>{{cite web | title=Chicago III (CA-136) | url=https://www.history.navy.mil/research/histories/ship-histories/danfs/c/chicago-iii.html | website=Naval History and Heritage Command | accessdate=17 February 2020}}</ref> Được cho ngừng hoạt động vào năm [[1947]], đến năm [[1958]] nó được cải biến thành một [[tàu tuần dương tên lửa điều khiển]] thuộc [[Albany (lớp tàu tuần dương)|lớp ''Albany'']] và tái hoạt động vào năm [[1964]]. Từ năm [[1966]] đến năm [[1972]], ''Chicago'' đã năm lần được bố trí hoạt động tác chiến ngoài khơi [[Việt Nam]]. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm [[1980]], được giữ lại lực lượng dự bị cho đến năm [[1989]], và cuối cùng được bán để tháo dỡ vào năm [[1991]].
 
== Thiết kế và chế tạo ==
''Chicago'' được đặt lườn vào ngày [[28 tháng 7]] năm [[1943]] tại [[Philadelphia|Philadelphia, Pennsylvania]], bởi [[Xưởng hải quân Philadelphia]]. Nó được hạ thủy vào ngày [[20 tháng 8]] năm [[1944]], được đỡ đầu bởi Bà Edward J. Kelly, phu nhân Thị trưởng thành phố [[Chicago]], [[Illinois]]; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày [[10 tháng 1]] năm [[1945]] dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, [[Đại tá Hải quân]] Richard R. Hartung.<ref name=DANFS/>
 
== Lịch sử hoạt động ==
=== Chiến tranh Thế giới thứ hai ===
''Chicago'' trải qua sáu tuần đầu tiên chuẩn bị trước khi lên đường vào ngày [[26 tháng 2]] đi đến [[Norfolk]]. Sau khi tiến hành các hoạt động huấn luyện và hiệu chỉnh [[la bàn]] tại [[vịnh Chesapeake]], nó lên đường vào ngày [[12 tháng 3]] đi đến [[vịnh Paria]] thuộc [[Trinidad]]. Đến nơi vào ngày [[18 tháng 3]], nó tiến hành huấn luyện và thực tập tác xạ bờ biển tại khu vực ngoài khơi [[Culebra, Puerto Rico]], trước khi quay trở về Norfolk vào ngày [[11 tháng 4]]. Sau các đợt khảo sát và huấn luyện chiến thuật, nó lên đường đi Philadelphia cho việc hiệu chỉnh sau thử máy vào ngày [[16 tháng 4]].<ref name=DANFS/>
[[Tập tin:USS Chicago (CA-136) off the Philadelphia Naval Shipyard on 7 May 1945 (19-N-84410).jpg|nhỏ|trái|''Chicago'' vào [[tháng 5]] năm [[1945]].]]
Cùng với [[tàu khu trục]] [[USS Alfred A. Cunningham (DD-752)|''Alfred A. Cunningham'']], chiếc tàu tuần dương mới khởi hành đi [[Vùng Caribe|Caribbe]] vào ngày [[7 tháng 5]] trong hành trình hướng sang [[Thái Bình Dương]]. Được thiết kế để hoạt động cùng các lực lượng tấn công và đổ bộ, ''Chicago'' tận dụng thời gian di chuyển tiến hành nhiều hoạt động tập luyện phòng không, tác xạ và dò tìm mục tiêu bằng [[ra đa|radar]]. Sau khi được tiếp nhiên liệu tại [[San Juan, Puerto Rico]] vào ngày [[11 tháng 5]], nó trải qua ba ngày tiến hành huấn luyện tác xạ trước khi lên đường đi [[Colon, Panama]] vào ngày [[15 tháng 5]]. Băng qua kênh đào trong ngày hôm sau, nó đi đến [[Trân Châu Cảng]] vào ngày [[31 tháng 5]].<ref name=DANFS/>
 
Tiếp theo sau một giai đoạn huấn luyện tác xạ, phòng không và bắn phá bờ biển khác ngoài khơi đảo [[Kahoolawe]], chiếc tàu tuần dương lại lên đường vào ngày [[28 tháng 6]] hướng đến [[Eniwetok]] thuộc [[quần đảo Marshall]]. Cùng với [[thiết giáp hạm]] [[USS North Carolina (BB-55)|''North Carolina'']], ''Chicago'' đi đến hòn đảo san hô vào ngày [[5 tháng 7]] và được tiếp nhiên liệu từ tàu chở dầu [[SS Pan American|''Pan American'']]. Lên đường cùng ngày hôm đó, có tàu khu trục [[USS Stockham (DD-683)|''Stockham'']] hộ tống trong nhiệm vụ chống tàu ngầm, nó gia nhập Đội đặc nhiệm 38.4 của [[Chuẩn Đô đốc|Chuẩn đô đốc]] Radford ở về phía Bắc [[quần đảo Mariana]] vào ngày [[8 tháng 7]].<ref name=DANFS/>
 
Được bổ sung vào lực lượng phòng không hộ tống, ''Chicago'' đã bảo vệ cho các [[tàu sân bay]] của đội đặc nhiệm khi chúng tiến hành không kích khu vực đồng bằng Tokyo, [[Đảo Honshu|Honshū]], [[Nhật Bản]] vào ngày [[10 tháng 7]]. Sau khi được tiếp nhiên liệu trong ngày [[12 tháng 7]], đội đặc nhiệm quay trở lại khu vực bờ biển Nhật Bản tung các đợt không kích nhắm vào sân bay, tàu bè và tuyến đường sắt tại các khu vực phía Bắc Honshū và [[Hokkaidō]] vào ngày hôm sau.<ref name=DANFS/>
 
Sang ngày [[14 tháng 7]], cùng các thiết giáp hạm [[USS South Dakota (BB-57)|''South Dakota'']], [[USS Indiana (BB-58)|''Indiana'']] và [[USS Massachusetts (BB-59)|''Massachusetts'']], tàu tuần dương [[USS Quincy (CA-71)|''Quincy'']] cùng chín tàu khu trục thuộc lực lượng bắn phá của Chuẩn đô đốc Shafroth, ''Chicago'' tiếp cận bờ biển phía Bắc Honshū để bắn phá khu vực công nghiệp [[Kamaishi]]. Lúc 12 giờ 12 phút, chiếc tàu tuần dương tham gia cùng các thiết giáp hạm nả pháo xuống nhà máy thép và nhà kho. Mặc dù khói bốc lên dày đặc cản trở việc chỉ điểm mục tiêu từ các [[thủy phi cơ]] trinh sát, sự phối hợp vạch trước mục tiêu qua không ảnh cùng với thông tin định vị bằng radar đã cho phép các khẩu pháo của ''Chicago'' bắn cháy nhiều tòa nhà và nhà kho, cũng như các kho dầu lân cận. Đến 12 giờ 51 phút, dàn pháo hạng hai của chiếc tàu tuần dương nổ súng vào một tàu nhỏ của Nhật Bản có kích cỡ một [[tàu khu trục hộ tống]]. Nó trúng đạn, bốc cháy và bị buộc phải rút lui trở vào cảng. Lực lượng đặc nhiệm rút lui lúc 14 giờ 26 phút, để lại cảng chìm trong biển khói.<ref name=DANFS/>
 
Ngày hôm sau, ''Chicago'' hoạt động như một "tàu chở thủy phi cơ tạm thời" khi thiết giáp hạm [[USS Iowa (BB-61)|''Iowa'']] chuyển các [[thủy phi cơ]] [[Curtiss SC Seahawk|SC Seahawk]] của nó sang chiếc tàu tuần dương. Bằng cách treo một máy bay qua mạn tàu bằng cần cẩu, thủy thủ đoàn vẫn có thể phóng một thủy phi cơ Seahawk bằng [[máy phóng máy bay|máy phóng]] cho các hoạt động trinh sát. Sau các hoạt động tiếp tế trong ngày [[16 tháng 7]], nó tiếp tục hộ tống các tàu sân bay khi chúng tung ra các cuộc không kích xuống khu vực đồng bằng Tokyo, phía Bắc Honshū và Hokkaidō, cũng như khu vực [[Kure, Hiroshima|Kure]]-[[Kobe]] trong hai tuần lễ tiếp theo.<ref name=DANFS/>
 
Ngày [[29 tháng 7]], cùng với thiết giáp hạm [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]] [[HMS King George V (41)|HMS ''King George V'']] và nhiều thiết giáp hạm Hoa Kỳ, ''Chicago'' tham gia vào một cuộc bắn phá ban đêm xuống cảng [[Hamamatsu]]. Sử dụng radar và được hỗ trợ bởi máy bay trinh sát ném pháo sáng và rocket, lực lượng đã bắn pháo vào các cầu, nhà máy và nhà ga đường sắt trong hơn một giờ. Gia nhập lại lực lượng đặc nhiệm năm giờ sau đó, ''Chicago'' hộ tống các tàu sân bay khi chúng tiến hành không kích khu vực [[Tōkyō|Tokyo]]-[[Nagoya]].<ref name=DANFS/>
 
Các hoạt động cùng với tàu sân bay, bao gồm một lần chuyển hướng về phía Nam nhằm né tránh một cơn [[bão]], được tiếp tục cho đến ngày [[9 tháng 8]], khi lực lượng bắn phá của Chuẩn đô đốc Shafroth quay trở lại Kamaishi. Các thiết giáp hạm, được tháp tùng bởi ''Chicago'', ba tàu tuần dương hạng nặng khác và một tàu tuần dương hạng nhẹ của [[Hải quân Hoàng gia Anh]], tiến hành cuộc bắn phá kéo dài hai giờ xuống thị trấn trước khi quay trở lại lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay.<ref name=DANFS/>
 
Trong sáu ngày tiếp theo, chiếc tàu tuần dương hộ tống các tàu sân bay khi chúng tung ra các cuộc không kích liên tục xuống các đảo chính quốc Nhật Bản cho đến ngày [[15 tháng 8]], khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng. ''Chicago'' tiếp tục ở lại cùng các tàu sân bay cho đến ngày [[23 tháng 8]], khi nó hướng đến [[Nhật Bản]]. Thả neo tại [[Sagami Wan]] vào ngày [[27 tháng 8]], rồi di chuyển vào [[vịnh Tokyo]] ngày [[3 tháng 9]], chiếc tàu tuần dương hỗ trợ vào việc chất dỡ thiết bị và tiếp liệu cho lực lượng chiếm đóng của [[Đệ tam Hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Tam hạm đội]].<ref name=DANFS/>
 
=== Sau chiến tranh ===
Sau khi chuyển 47 người cùng đội thủy binh phối thuộc đến hoạt động tại [[Căn cứ Hải quân Yokosuka]], ''Chicago'' ở lại cảng cho đến ngày [[23 tháng 10]], khi nó lên đường làm nhiệm vụ giải giới [[quần đảo Izu]]. Trong gần hai tuần tiếp theo, các nhóm thị sát đã giúp lực lượng Nhật Bản trú đóng tại [[O Shima]] và [[Nii Shima]] phá hủy các khẩu pháo, kho đạn và các thiết bị quân sự khác trên các đảo này. Ba ngày sau, [[7 tháng 11]], chiếc tàu tuần dương lên đường quay về [[San Pedro, California]].<ref name=DANFS/>
 
Về đến nơi vào ngày [[23 tháng 11]], ''Chicago'' trải qua đợt đại tu tại [[Xưởng hải quân San Pedro]] trước khi trở sang Viễn Đông. Lên đường vào ngày [[24 tháng 1]] năm [[1946]], chiếc tàu tuần dương đến [[Thượng Hải]] vào ngày [[18 tháng 2]] làm nhiệm vụ chiếm đóng. Nó ở lại đây cho đến ngày [[28 tháng 3]] trong vai trò soái hạm của lực lượng Tuần tra Dương tử, rồi lên đường đi [[Sasebo]], Nhật Bản, nơi nó trở thành soái hạm của Lực lượng Hải quân Hỗ trợ tại vùng biển Đế quốc Nhật Bản. Chiếc tàu chiến còn ghé thăm nhiều cảng Nhật Bản khác trước khi khởi hành vào ngày [[14 tháng 1]] năm [[1947]] đi về Bờ Tây Hoa Kỳ. Di chuyển đến [[Xưởng hải quân Puget Sound]], chiếc tàu tuần dương được cho xuất biên chế vào ngày [[6 tháng 6]] năm [[1947]] để đưa về lực lượng dự bị.<ref name=DANFS/>
 
=== Tái cấu trúc thành tàu tuần dương tên lửa điều khiển ===
[[Tập tin:USS Chicago CG-11 commissioning 1964.jpg|nhỏ|phải|USS ''Chicago'' (CG-11) đi vào hoạt động, ngày [[2 tháng 5]] năm [[1964]].]]
Vào ngày [[1 tháng 11]] năm [[1958]], ''Chicago'' được xếp lại lớp với ký hiệu mới '''CG-11''', và được kéo đến [[Xưởng hải quân San Francisco]] bắt đầu công việc cải biến thành một [[tàu tuần dương tên lửa điều khiển]] vốn kéo dài đến 5 năm. Bắt đầu từ ngày [[1 tháng 7]] năm [[1959]], toàn bộ cấu trúc thượng tầng được tháo dỡ, thay thế bằng những ngăn làm bằng [[nhôm]], bổ sung thiết bị điện tử hiện đại, trung tâm thông tin hành quân được trang bị một [[Hệ thống Thông tin Chiến thuật Hải quân]] (NTDS: Naval Tactical Data System) cải tiến. Tiêu biểu cho sự tập trung vào kỹ thuật tên lửa điều khiển mới, ''Chicago'' được trang bị các hệ thống tên lửa đất-đối-không [[RIM-24 Tartar]] và [[RIM-8 Talos]], bao gồm hầm chứa, thiết bị nạp, bệ phóng và hệ thống dẫn đường. Ngoài ra nó còn có các ống phóng ngư lôi ba nòng, hai ống phóng tên lửa [[RUR-5 ASROC]] chống tàu ngầm, hai [[Hải pháo 127 mm (5 inch)/38 caliber]] và hai [[máy bay trực thăng]] chống tàu ngầm.<ref name=DANFS/>
 
Được thiết kế để bảo vệ trên không, trên biển và dưới nước tầm xa cho lực lượng đặc nhiệm, ''Chicago'' được tái biên chế trở lại tại Xưởng hải quân San Francisco vào ngày [[2 tháng 5]] năm [[1964]], và được điều về Chi hạm đội Tuần dương-Khu trục 9 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Các cuộc chạy thử nghiệm thu sơ khởi được tiến hành suốt mùa Hè cho đến ngày [[2 tháng 9]], khi ''Chicago'' chính thức gia nhập [[Đệ Nhất hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Nhất hạm đội]] như một đơn vị hoạt động. Sau khi được hiệu chỉnh thiết bị [[sonar]] tại [[Puget Sound]] chiếc tàu tuần dương đi đến cảng nhà [[San Diego|San Diego, California]] bắt đầu việc chuẩn nhận các hệ thống vũ khí. Việc xem xét và đánh giá các hệ thống tên lửa mới hoàn tất vào ngày [[2 tháng 12]], tiếp nối bằng các cuộc thử nghiệm thành công tại Khu vực thử nghiệm tên lửa Thái Bình Dương ngoài khơi phía Nam [[California]].<ref name=DANFS/>
 
Vào ngày [[4 tháng 1]] năm [[1965]], nó chuyển sang [[Long Beach, California]] để bắt đầu một loạt các thử ngghiệm ngoài khơi [[đảo San Clemente]]; việc thử nghiệm thiết bị cùng các cuộc thực tập kiểm soát hư hỏng hoàn tất vào giữa [[tháng một|tháng 1]]. Sau đó ''Chicago'' rời khu vực đi đến San Francisco thực hiện một số cải tiến, nâng cấp hệ thống tên lửa Tartar cùng các thiết bị điện tử cải tiến. Nó quay về San Diego vào ngày [[17 tháng 4]].<ref name=DANFS/>
 
Trong hai tháng tiếp theo sau, ''Chicago'' tiếp tục công việc thử máy, huấn luyện cơ khí, hoa tiêu cùng các cuộc thực hành tên lửa và điện tử. Đến giữa [[tháng sáu|tháng 6]], Nó bắt đầu việc thử nghiệm phát triển kiểm soát hỏa lực tên lửa Talos cùng với Phòng thí nghiệm Điện tử Hải quân. Công việc này, cùng với các thử nghiệm saau đó, nhằm giúp cải tiến việc dẫn đường và thử nghiệm việc nạp lại tên lửa ngoài biển.<ref name=DANFS/>
 
Trong cuộc tập trận hạm đội "Hot Stove" vào [[tháng tám|tháng 8]] và [[tháng chín|tháng 9]], ''Chicago'' thực hành các hoạt động phòng không và chống tàu ngầm, bao gồm việc phóng tên lửa ASROC và [[ngư lôi]] từ ống phóng vào tàu ngầm "đối phương" dưới nước. Tiếp theo sau một cuộc thực tập phản công điện tử, ''Chicago'' tham gia một cuộc thực tập bắn tên lửa cạnh tranh và giành được giải thưởng cho khẩu đội Tartar của mình. Trong tuần lễ đầu tiên của [[tháng mười|tháng 10]], nó tham gia một cuộc tập trận phòng không khác, lần này bắn rơi hai mục tiêu giả bay nhanh ở tầm cao bằng tên lửa Talos và Tartar.<ref name=DANFS/>
 
Sau một chuyến đi đến Hawaii từ ngày [[19 tháng 10]] đến ngày [[3 tháng 11]] năm [[1965]], trong đó chiếc tàu tuần dương huấn luyện thực hành chia sẻ dữ liệu chiến thuật cùng với tàu sân bay [[USS Kitty Hawk (CV-63)|''Kitty Hawk'']] và tàu khu trục [[USS Mahan (DDG-42)|''Mahan'']], ''Chicago'' tiếp tục thử nghiệm và thực hành tại khu vực San Diego. Các hoạt động tại chỗ tiếp nối suốt mùa Xuân, bao gồm những thử nghiệm đánh giá tên lửa, suốt [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1966]]. Quay trở về San Diego vào ngày [[4 tháng 3]], con tàu trải qua đợt khảo sát nghiệm thu nồi hơi, điện tử và chiến tranh hạt nhân, cũng như mức độ sẵn sàng hoat động và nắm vững kỹ thuật. Trong [[tháng tư|tháng 4]], nó tham gia cuộc tập trận "Gray Ghost" trong vai trò soái hạm chiến thuật của tư lệnh chiến tranh phòng không, Chuẩn Đô đốc [[Elmo R. Zumwalt, Jr.]].<ref name=DANFS/>
 
=== Đến Việt Nam lần thứ nhất ===
Ngày [[12 tháng 5]] năm [[1966]], ''Chicago'' lên đường cho đợt bố trí hoạt động đầu tiên tại [[Việt Nam]]. Sau khi ghé qua Trân Châu Cảng và [[Yokosuka]], nơi một ăn-ten radar mới được trang bị, nó đi đến [[Căn cứ Hải quân vịnh Subic]] vào ngày [[12 tháng 6]]. Tiếp nhận những máy bay trực thăng được phối thuộc, chiếc tàu tuần dương lên đường vào ngày hôm sau để hoạt động cùng Lực lượng Đặc nhiệm 77 tại [[trạm Yankee]] trong [[vịnh Bắc bộ]].<ref name=DANFS/>
 
Vào ngày [[15 tháng 6]], ''Chicago'' bắt đầu hoạt động đánh giá khái niệm khảo sát radar cho mọi hoạt động không lực của Hải quân Mỹ trên khu vực được chỉ định trong vịnh Bắc bộ và [[Bắc Việt Nam]]. Được đặt tên [[PIRAZ]], ("positive identification and radar advisory zone": khu vực nhận diện và tư vấn radar chủ động),<ref>[http://www.uss-king.com/piraz.shtml An Unclassified Summary Of PIRAZ (1968).]</ref> vai trò ban đầu theo dõi máy bay bạn được mở rộng bao gồm máy bay của Không quân Mỹ, kiểm soát những phi vụ tuần tra chiến đấu ngăn chặn, tư vấn cho máy bay hỗ trợ, và phối hợp thông tin tấn công cùng với trung tâm báo cáo của Không quân Mỹ tại [[Đà Nẵng]], [[Nam Việt Nam]]. Sau một chuyến viếng thăm cảng [[Hồng Kông|Hong Kong]], nơi con tàu phải né tránh một cơn bão vào ngày [[17 tháng 7]], nó quay trở lại trạm Yankee vào ngày [[29 tháng 7]].<ref name=DANFS/>
 
Trong lượt hoạt động PIRAZ thứ hai vào đầu [[tháng 8]], ''Chicago'' đảm nhiệm vai trò chỉ huy phòng không trong một thời gian ngắn và đã thể hiện khả năng của một tàu tên lửa điều khiển (CG) trong việc theo dõi các phi vụ không quân phức tạp. Sau một đợt thực hành bắn tên lửa Talos ngoài khơi [[Okinawa]] vào ngày [[27 tháng 8]], và một chuyến viếng thăm ngắn đến cảng [[Cơ Long]], [[Đài Loan]], nó quay trở lại Trạm Yankee vào ngày [[7 tháng 9]]. Chiếc tàu tuần dương nhanh chóng mở rộng hoạt động giám sát không lực, trở thành nguồn chủ yếu cung cấp thông tin cảnh báo những hoạt động của [[máy bay tiêm kích]] [[Mikoyan-Gurevich MiG-17|MIG]] đối phương, và đảm trách việc giám sát khu vực biên giới giữa Bắc Việt Nam và [[Trung Quốc]]. Trong lượt hoạt động PIRAZ thứ tư từ ngày [[25 tháng 10]] đến ngày [[12 tháng 11]], nó đã giúp cải thiện các hoạt động, đặc biệt là sự phối hợp hoạt động không lực giữa Không quân và Hải quân.<ref name=DANFS/>
 
Trên đường đi sang Sasebo ngang qua vịnh Subic, ''Chicago'' đã ghé qua khu vực thử nghiệm tên lửa Okinawa để bắn thực hành hai tên lửa phòng không vào ngày [[18 tháng 11]]. Đi đến Nhật Bản vào ngày [[19 tháng 11]], nó viếng thăm Yokosuka trước khi khởi hành vào ngày [[27 tháng 11]] để quay trở về nhà. Trong hoàn cảnh biển động nặng, nó hoàn thành chuyến đi không dừng nghỉ vào ngày [[7 tháng 12]], và ở lại cảng San Diego cho đến hết năm đó. Sang [[tháng 1]] năm [[1967]], nó bận rộn trong nhiều hoạt động khác nhau trong suốt năm tháng tiếp theo tại vùng biển [[California]]: thực hành, huấn luyện, tiếp đón [[Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ|Bộ trưởng Hải quân]], soái hạm của Đệ Nhất hạm đội, và thực hành phối hợp cùng tàu sân bay {{USS|Constellation|CV-64|3}}. Trong [[tháng 4]] và [[tháng 5]], nó thực hành bắn tên lửa Talos thử nghiệm vào những mục tiêu mặt biển để thể hiện tính linh hoạt của tên lửa đối không.<ref name=DANFS/>
 
''Chicago'' khởi hành vào ngày [[6 tháng 6]] để đi sang vùng biển [[Alaska]], với Tư lệnh Đệ Nhất hạm đội trên tàu. Nó viếng thăm chính thức thành phố [[Juneau, Alaska]] từ ngày [[10 tháng 6]] trước khi quay trở về San Diego mười một ngày sau đó. Sau một đợt tập trận hạm đội trong [[tháng 7]], khi khẩu đội Talos của nó bắn trúng đích một mục tiêu không người lái ở khoảng cách {{convert|96|mi|km|abbr=on}}, con tàu viếng thăm chính thức [[Seattle, Washington]]; [[Vancouver]] và [[Esquimalt]], [[British Columbia]] trong [[tháng 8]].<ref name=DANFS/>
 
=== Đến Việt Nam lần thứ hai ===
Bước vào đợt bảo trì từ ngày [[1 tháng 9]], [[1967]], ''Chicago'' được sửa chữa nồi hơi cùng những khảo sát và bảo trì khác khi cặp bên mạn tàu sửa chữa {{USS|Isle Royale|AD-29|3}}; và sau khi hoàn tất nó lên đường vào ngày [[11 tháng 10]] cho một đợt phục vụ khác tại Viễn Đông. Sau khi rời Trân Châu Cảng vào ngày [[18 tháng 10]], nó đã trợ giúp dẫn đường cho máy bay cứu hộ đi đến địa điểm một máy bay tiêm kích [[F-8 Crusader]] của Hải quân bị rơi trên biển, và giải cứu được viên phi công. Đi ngang qua Yokosuka, Okinawa và vịnh Subic để đến vùng chiến sự trong vịnh Bắc Bộ, nó thay phiên cho chiếc {{USS|Belknap|CG-26|3}} và bắt đầu nhận đảm nhận vai trò PIRAZ từ ngày [[12 tháng 11]]. Những nhiệm vụ được dần cải thiện trong một năm vừa qua, bao gồm giám sát radar, phối hợp tuần tra chiến đấu trên không ngăn chặn và giải cứu, cảnh báo máy bay đối phương và biên giới, cùng một loạt các dịch vụ liên lạc và chia sẻ dữ liệu khác.<ref name=DANFS/>
 
Sau một chuyến viếng thăm Hong Kong từ ngày [[16 tháng 12|16]] đến ngày [[21 tháng 12]], ''Chicago'' đi đến vịnh Subic và ở lại đây cho đến ngày [[3 tháng 1]], [[1968]], khi nó lên đường đi Singapore cho một lượt nghỉ ngơi ngắn. Nó quay trở lại nhiệm vụ từ ngày [[13 tháng 1]]; và sau khi diễn ra việc [[Bắc Triều Tiên]] bắt giữ chiếc tàu do thám {{USS|Pueblo|AGER-23}} vào ngày [[23 tháng 1]], nó lên đường năm ngày sau đó hướng đến khu vực [[biển Nhật Bản]] để phối hợp hoạt động các tàu sân bay thuộc Đội đặc nhiệm 70.6. Sau khi tình hình lắng dịu, con tàu lên đường vào ngày [[7 tháng 2]] để quay trở lại vai trò PIRAZ trong vịnh Bắc Bộ.<ref name=DANFS/>
 
Sau hai chuyến làm nhiệm vụ PIRAZ khác, ''Chicago'' rời vịnh Subic vào ngày [[1 tháng 5]] để quay trở về Hoa Kỳ ngang qua [[Guam]] và Trân Châu Cảng, về đến San Diego vào ngày [[15 tháng 5]]. Trên đường đi, nó ghé ngang qua khu vực thực hành tên lửa Thái Bình Dương để thử nghiệm kỹ thuật theo dõi máy bay và phóng tên lửa. Nó đi vào [[Xưởng hải quân Long Beach]] vào ngày [[1 tháng 7]] để đại tu, và trải qua thời gian còn lại của năm [[1968]] cho việc chạy thử máy, thử nghiệm thiết bị điện tử và huấn luyện.<ref name=DANFS/>
 
=== Đến Việt Nam lần thứ ba ===
Vào ngày [[31 tháng 1]] năm [[1969]], ''Chicago'' hoàn tất các thử nghiệm chuẩn nhận hệ thống tên lửa, bao gồm việc phóng tên lửa vào một mục tiêu tên lửa giả, trước khi khởi hành cho lượt bố trí thứ ba sang khu vực Tây Thái Bình Dương vào ngày [[13 tháng 2]]. Con tàu trải qua mười ngày sửa chữa và huấn luyện tại Căn cứ Hải quân vịnh Subic trước khi tiếp tục đảm nhiệm vai trò PIRAZ vào ngày [[11 tháng 3]]. Nó chuyển sang vai trò tìm kiếm và giải cứu (SAR) trong vịnh Bắc Bộ từ ngày [[23 tháng 3]], vốn sẽ duy trì hai máy bay trực thăng bay tuần tra nhằm hỗ trợ giải cứu các phi vụ trinh sát hình ảnh của Hải quân.<ref name=DANFS/>
 
Vào ngày [[17 tháng 4]], ''Chicago'' được lệnh đi đến [[biển Nhật Bản]] ngoài khơi [[Triều Tiên]] để hoạt động tuần tra cùng Lực lượng Đặc nhiệm 71. Đây là phản ứng nhằm đáp trả lại sự kiện một máy bay trinh sát tình báo [[EC-121 Warning Star]] bị máy bay tiêm kích [[Mikoyan-Gurevich MiG-21|MiG-21]] [[Bắc Triều Tiên]] [[Sự kiện bắn rơi EC-121 năm 1969|bắn rơi]] khiến 31 nhân sự trên máy bay đều thiệt mạng. Chiếc tàu tuần dương làm nhiệm vụ PIRAZ và hộ tống các tàu sân bay tiến hành các phi vụ tuần tra liên tục cho đến ngày [[27 tháng 4]], khi nó lên đường đi Sasebo để bảo trì.<ref name=DANFS/>
 
Sau khi được sửa chữa và tiến hành các đợt thử nghiệm tên lửa Talos và Tartar ngoài khơi Okinawa, cũng như đón các học viên sĩ quan tại Đà Nẵng vào ngày [[23 tháng 5]], ''Chicago'' lại đảm nhiệm vai trò PIRAZ/SAR thêm một lượt nữa kéo dài từ ngày [[23 tháng 5]] đến ngày [[1 tháng 7]]. Sau khi được bảo trì tại Yokosuka, một chuyến viếng thăm Hong Kong, và di chuyển để né tránh một cơn bão, nó quay trở lại vịnh Bắc Bộ vào ngày [[1 tháng 8]], tiếp tục hoạt động trinh sát radar, phản công điện tử và hộ tống bảo vệ. Nó khởi hành vào ngày [[25 tháng 8]] để quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua vịnh Subic, Guam và Trân Châu Cảng, về đến San Diego vào ngày [[17 tháng 9]].<ref name=DANFS/>
 
Sau một giai đoạn nghỉ ngơi và bảo trì, tiếp nối bởi một đợt sửa chữa bao gồm việc trang bị [[Zuni (rocket)|rocket Zuni]] gây nhiễu radar, ''Chicago'' được thanh tra thường lệ trước khi tiến hành huấn luyện và thực hành bắn tên lửa cho đến hết năm [[1969]]. Nó tiếp tục phục vụ như là soái hạm của Tư lệnh Đệ nhất Hạm đội, và sang đầu năm [[1970]] đã thực hành huấn luyện tại Trưởng Chiến tranh Chống ngầm Hạm đội tại San Diego. Sau đó là những lượt tập trận hạm đội, thực hành tác xạ phóng tên lửa và thanh tra kéo dài cho đến ngày [[12 tháng 6]], khi con tàu trải qua hai tuần sửa chữa và nâng cấp. Cả bốn hệ thống điều khiển hỏa lực của tên lửa Talos đều được nâng cấp cho khả năng chống hạm, đồng thời nó được trang bị thử nghiệm một bộ theo dõi mục tiêu bằng hình ảnh. Mọi công việc nâng cấp, kiểm tra và chuẩn bị hoàn tất vào cuối [[tháng 8]].<ref name=DANFS/>
 
=== Đến Việt Nam lần thứ tư ===
[[Tập tin:USS Chicago (CG-11) prepares to tow USS Knox (DE-1052) on 4 March 1971.png|thumb|right|''Chicago'' chuyển cáp kéo sang tàu khu trục hộ tống ''Knox'', sau khi ''Knox'' bị hỏa hoạn trên đường từ Guam đến [[Hawaii]], ngày 4 tháng 3, 1971.]]
Cho dù phải chịu đựng những cắt giảm biên chế thành phần thủy thủ đoàn, ''Chicago'' tiếp tục lên đường vào ngày [[9 tháng 9]], [[1970]] để hướng sang Việt Nam. Đi đến ngoài khơi vùng chiến sự vào ngày [[3 tháng 10]], nó tiếp tục đảm nhiệm vai trò phối hợp PIRAZ và tìm kiếm. Nó phải né tránh các cơn bão [[bão Joan (1970)|''Joan'']] và [[bão Kate (1970)|''Kate'']] từ ngày [[14 tháng 10|14]] đến ngày [[26 tháng 10]], và chịu đựng một tai nạn trong khi đang tiếp nhiên liệu trên đường đi vào ngày [[27 tháng 10]] khiến nhiều người bị thương. Chiếc tàu tuần dương rời vịnh Bắc Bộ vào ngày [[1 tháng 11]] và đi đến Yokosuka vào ngày [[7 tháng 11]]; nó rời cảng Yokosuka mười ngày sau đó và tiếp nối hoạt động PIRAZ từ ngày [[20 tháng 11]] đến ngày [[19 tháng 12]]. Con tàu trải qua kỳ nghỉ lễ [[Giáng Sinh]] tại Hong Kong và ăn mừng năm mới [[1971]] tại vịnh Subic.<ref name=DANFS/>
 
''Chicago'' rời vịnh Subic vào ngày [[11 tháng 1]], [[1971]] để tiếp tục hoạt động PIRAZ cho đến ngày [[18 tháng 2]]. Nó rời vịnh Subic vào ngày [[24 tháng 2]] cho hành trình quay trở về San Diego, được hộ tống bởi [[tàu frigate|tàu hộ tống]] {{USS|Knox|FF-1052|3}}. Vào ngày [[26 tháng 2]], ''Knox'' cứu vớt một thủy thủ của ''Chicago'' bị rơi qua mạn tàu; và sau khi được tiếp nhiên liệu tại Guam vào ngày [[27 tháng 2]], ''Knox'' bị mất động lực do một đám cháy dầu [[JP-5]] tại phòng động cơ vào ngày [[3 tháng 3]]. ''Chicago'' phải kéo ''Knox'' cho đến khi một [[tàu kéo]] xuất phát từ Trân Châu Cảng đi đến cứu hộ vào ngày [[5 tháng 3]].<ref name=DANFS/><ref>{{Harvnb|Odell|Purves|1971}}</ref>
 
Về đến San Diego vào ngày [[11 tháng 3]], ''Chicago'' cho thủy thủ đoàn được nghỉ phép khi con tàu được bảo trì, và sau đó được tiếp liệu và kiểm tra trước khi thực hiện một chuyến đi thực tập cho học viên sĩ quan trong [[tháng 6]] và [[tháng 7]]. Đến [[tháng 10]], nó thực hiện một chuyến đi trình diễn cho thân nhân thủy thủ đoàn.<ref name=DANFS/>
 
=== Đến Việt Nam lần thứ năm ===
Sau những đợt kiểm tra cuối cùng và đón lên tàu những nhân sự thuộc Bộ Hải quân, ''Chicago'' lại lên đường vào ngày [[6 tháng 11]], [[1971]] cho một lượt phục vụ khác tại Việt Nam. Ghé lại Trân Châu Cảng trong một tuần, nơi những vị khách thuộc Bộ Hải quân rời tàu, con tàu còn tiếp tục ghé qua Guam và vịnh Subic trước khi bắt đầu đảm nhiệm vai trò PIRAZ tại vịnh Bắc Bộ từ ngày [[6 tháng 12]]. Con tàu trải qua kỳ nghỉ lễ mừng năm mới [[1972]] tại [[Singapore]], rồi trải qua một tuần lễ tại vịnh Subic trước khi tiếp nối nhiệm vụ PIRAZ từ ngày [[18 tháng 1]]. Nó đã bắn bốn tên lửa dẫn đường chống [[radar]] [[RIM-8 Talos|RIM-8H Talos-ARM]] vào các trạm radar trên bờ của đối phương tại Bắc Việt Nam vào [[tháng 2]] và [[tháng 3]], nhưng không ghi nhận phát nào trúng đích.<ref>{{Harvnb|Sherwood|2009|pp=31, 36}}</ref> Nhiệm vụ giám sát radar và phối hợp không quân được tiếp nối, ngoại trừ một đợt ngắn ghé qua vịnh Subic vào cuối [[tháng 2]], cho đến khi con tàu viếng thăm Hong Kong vào cuối [[tháng 3]]. Nó đang trên đường quay trở về San Diego khi được khẩn cấp gọi quay trở lại vùng chiến sự, và lại đảm nhiệm vai trò PIRAZ từ ngày [[3 tháng 4]], sau khi lực lượng Bắc Việt Nam mở một đợt tấn công lớn vào mùa Hè [[1972]].<ref name=DANFS/>
 
Quy mô của các hoạt động không quân gia tăng đáng kể khi Hoa Kỳ tăng cường tấn công và can thiệp nhằm ngăn chặn việc di chuyển lực lượng và tiếp liệu của đối phương tại Bắc Việt Nam. ''Chicago'' theo dõi mọi máy bay hoạt động trong khu vực, dẫn đường cho máy bay tiêm kích [[tuần tra chiến đấu trên không]] (CAP), và phối hợp để hộ tống các phi vụ ném bom của [[máy bay ném bom]] [[B-52 Stratofortress]] từ giữa [[tháng 4]]. Bằng cách giám sát toàn bộ không phận, nó đã dẫn đường cho máy bay ném bom bị hư hại né tránh các vị trí đặt tên lửa đối phương, đặt điểm hẹn cho [[máy bay tiếp dầu]] gặp gỡ những chiếc sắp hết nhiên liệu, và dẫn đường cho máy bay trực thăng làm nhiệm vụ tìm kiếm-giải cứu. Chiếc tàu tuần dương cũng dẫn đường cho máy bay tiêm kích đối đầu với máy bay của phía Bắc Việt Nam. Trong [[tháng 4]] và [[tháng 5]], sĩ quan phối hợp chiến đấu ngăn chặn của ''Chicago'' đã dẫn đường cho máy bay Không quân và Hải quân trong các phi vụ tuần tra chiến đấu, ghi nhận bắn rơi 14 máy bay MiG đối phương, trong số đó có những chiếc MiG thứ hai bị các [[phi công Ách]] hải quân [[Randy Cunningham]] và [[William P. Driscoll]] bắn rơi.<ref name=DANFS/><ref>{{Harvnb|Sherwood|2009|p=55}}</ref>
 
Khẩu đội tên lửa Talos của ''Chicago'' đã bắn rơi một máy bay MiG đối phương ở tầm xa trong chiến dịch phong tỏa cảng [[Hải Phòng]] vào ngày [[9 tháng 5]]. ''Chicago'' và {{USS|Long Beach|CGN-9|3}} đã được giao nhiệm vụ khá bất thường là bảo vệ các máy bay [[A-6 Intruder]] và [[A-7 Corsair]] đang rải [[thủy lôi]] phong tỏa cảng ở độ cao thấp. Để tránh bộc lộ máy bay tiêm kích [[F-4 Phantom]] ra trước hệ thống phòng thủ bằng [[tên lửa đất đối không]] của Bắc Việt Nam, các tàu chiến đang hoạt động tuần tra ven biển được phép bắn tự do lên lửa Talos vào những máy bay chiến đấu MiG đối phương tiếp cận khu vực bờ biển từ các sân bay [[Phúc Yên]] và [[Kép]] ở vùng phụ cận [[Hà Nội]].<ref>{{Citation | last=Osborne | first=Arthur M. | year=1974 | title=Air Defense for the Mining of Haiphong | periodical=Proceedings of the U.S. Naval Institute | publication-place=Annapolis, Maryland | issue=Vol. 100, No. 4, September 1974 | pages=113–115 | issn = 0041-798X}}</ref> Nó đã chịu đựng hỏa lực từ các khẩu đội pháo bờ biển đối phương, nhưng vẫn duy trì được việc phòng thủ bằng tên lửa đối phương trong khi rút lui ra khỏi tầm bắn của pháo đối phương mà không bị hư hại hay thương vong. Sau một tháng hoạt động giám sát và dẫn đường không kích tại khu vực Hải Phòng, cuối cùng nó lên đường để quay trở về San Diego vào ngày [[21 tháng 6]].<ref name=DANFS/>
 
=== Sau Chiến tranh Việt Nam ===
Quay trở về nhà vào ngày [[8 tháng 7]], [[1972]], ''Chicago'' được bảo trì tại chỗ cho đến khi nó đi vào [[Xưởng hải quân Long Beach]] vào ngày [[25 tháng 8]] cho một đợt đại tu kéo dài. Trong đợt này, nó cũng được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số thay cho những máy tính tương tự kiểu cũ, bổ sung những bệ phóng tên lửa và tăng cường thêm thiết bị điện tử.<ref name=DANFS/>
 
Từ ngày [[15 tháng 5]], [[1973]], ''Chicago'' tiến hành một lượt chạy thử máy, thử nghiệm đánh giá và huấn luyện kéo dài sáu tháng. Nó được bổ sung thiết bị và cải thiện quy trình phối hợp tác chiến, kéo dài việc thực hành huấn luyện cho đến ngày [[14 tháng 12]]. Cuối cùng, sau khi hoàn tất việc huấn luyện ôn tập, tập trận hạm đội và trang bị vũ khí, nó khởi hành vào ngày [[21 tháng 5]], [[1974]] cho một lượt phục vụ mới tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Đi đến [[vịnh Subic]], Philippines vào ngày [[15 tháng 6]], nó chuẩn bị cho một chuyến đi kéo dài cùng với {{USS|Fanning|FF-1076|3}}, {{USS|George K. MacKenzie|DD-836|3}} và {{USS|Passumpsic|AO-107|3}}. Dự định đối phó với sự hiện diện của [[Hải quân Liên Xô]] tại [[Somalia]] và [[Aden]] trong [[Ấn Độ Dương]], hải đội đã lần lượt viếng thăm các cảng trong khu vực này để chứng minh sự hiện diện và biểu dương lực lượng.<ref name=DANFS/>
 
== Tham khảo ==