Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 52:
Một mô hình khác phát triển tại Mỹ Latin. Các lãnh đạo xã hội chủ nghĩa tuyên bố chống "chủ nghĩa đế quốc kinh tế", toàn cầu hóa quyết liệt. Đây là một xu hướng ngược với Trung quốc, nơi khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, và tham gia toàn cầu hóa cạnh tranh kinh tế. Quá trình quốc hữu hóa ở các nước Mỹ latin tuyên bố xã hội chủ nghĩa (không chịu ảnh hưởng [[chủ nghĩa Marx]]) theo các phương thức gây tranh cãi, nhất là liên hệ với [[chủ nghĩa xã hội dân chủ]] và được sự ủng hộ khá lớn dân chúng. Các nước này có thành phần kinh tế tư nhân chiếm một vai trò đáng kể, và tương lai các nước này không thật sự rõ ràng, do duy trì dân chủ đại nghị, [[bầu cử tự do]] theo nhiệm kỳ, sức ép đối lập và tăng trưởng kinh tế thất thường thậm chí rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội như [[cuộc khủng hoảng tại Venezuela]].
 
Venezuela là quốc gia sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới, thế nhưng từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2018, các thành phố đông dân ở miền Trung của Venezuelanước này như Valencia và thủ đô Caracas bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hiếm [[xăng]] dầu. Đó là kết quả của tình trạng sụt giảm mạnh sản lượng khai thác [[dầu thô]] và hoạt động của các nhà máy lọc dầu trong bối cảnh Venezuela bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 5 liên tiếp <ref>[http://vneconomy.vn/nghich-ly-thieu-xang-o-vuong-quoc-dau-lua-venezuela-20181114171204004.htm Nghịch lý thiếu xăng ở "vương quốc dầu lửa" Venezuela]</ref>. Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá [[xăng]] ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), làm các nguồn [[tài nguyên]] của Venezuela bị phung phí trong khi các [[doanh nghiệp tư nhân]] không dám tăng mức [[đầu tư]] do lo ngại về những vụ [[quốc hữu hóa]] và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ [[lạm phát]] lại cao.<ref>[http://vneconomy.vn/the-gioi/venezuela-pha-gia-dong-noi-te-20100109031851132.htm Venezuela phá giá đồng nội tệ], VnEconomy, 09/01/2010</ref> Ngành khai thác dầu thô, ngành công nghiệp quan trọng nhất của Venezuela, đang gặp khó khăn nghiêm trọng vì tổng thống Hugo Chávez đã quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ nước ngoài, cố gắng khai thác quá mức từ công nghiệp dầu mỏ để tài trợ cho những chương trình trợ cấp của ông trong khi không tái đầu tư đúng mức do đó đã hy sinh khả năng phát triển của ngành này khiến sản lượng khai thác được ngày càng thấp do hạ tầng công nghiệp dầu mỏ đang xuống cấp quá nhanh. Hiện ngành công nghiệp này đang gặp khủng hoảng đẩy toàn bộ nền kinh tế Venezuela vào khủng hoảng vì nước này quá phụ thuộc vào dầu mỏ.<ref>[https://www.forbes.com/sites/rrapier/2019/01/29/charting-the-decline-of-venezuelas-oil-industry/#223f67fd4ecd Charting The Decline Of Venezuela's Oil Industry], Forbes, Jan 29, 2019</ref><ref>[https://www.thesaigontimes.vn/286350/nganh-cong-nghiep-dau-mo-venezuela-ben-bo-vuc-sup-do.html Ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela bên bờ vực sụp đổ], Kinh tế Sài Gòn, 17/3/2019</ref>
 
Theo một số nhà lý luận thì phong trào cánh tả ở Mỹ Latin mang màu sắc [[chủ nghĩa dân tộc]] nhiều hơn. Ở một số nước, bất bình đẳng xã hội giảm đáng kể nhưng hiệu quả kinh tế thì không rõ ràng do đó mang lại tình trạng đói nghèo phổ biến và sự di chuyển của dòng vốn và chất xám ra khỏi đất nước như là phản ứng của người dân và doanh nghiệp trước những chính sách kinh tế xã hội được mệnh danh là chủ nghĩa xã hội.