Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Tháng Mười”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 84:
Tác giả Thierry Wolton tường thuật rằng tất cả nhân chứng thời đó đều cảm thấy bất ngờ do sự kiện tấn công cung điện mùa đông diễn ra rất chớp ngoáng. Báo L’Humanité của cộng sản Pháp ngày 09/10/1917 đăng bài "''Cuộc đảo chính tại Nga''". Khi đó lực lượng quân sự của người Bolshevik tiến vào Cung điện Mùa Đông, lúc đó đã trở thành quân y viện, họ không gặp sự kháng cự nào đáng kể từ đội nữ binh và các sinh viên sĩ quan. Ở bên ngoài, xã hội vẫn hoạt động bình thường, hầu như đa số người dân thủ đô Petrograd không nhận ra. Theo nhà sử học Mỹ Richard Pipes, thiệt hại trong cuộc tấn công vào Cung điện Mùa đông chỉ có năm người chết và một số người bị thương, hầu hết là do đạn lạc. Sau sự kiện này, tất cả báo chí không phải của người Bolshevik đều bị cấm còn Hội đồng Xô viết bị ngưng hoạt động mười ngày sau đó. Chính quyền do người Bolshevik lãnh đạo cai trị bằng sắc lệnh. Một tháng sau, Tchéka (Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm và phá hoại) ra đời. Đến tháng 1 năm 1918, Quốc hội lập hiến bị giải tán, đến tháng 6/1918 những trại giam đầu tiên được thành lập trong thời kỳ [[Nội chiến Nga]] để chống [[Bạch vệ|Bạch Vệ]] và liên quân 14 nước can thiệp (Anh, Mỹ, Đức, Nhật...). Những diễn biến này cũng rất giống với diễn biến của [[Cách mạng Pháp 1789]]: mở màn bởi cuộc đảo chính đánh chiếm ngục [[Bastille]], sau đó là giải tán quốc hội lập hiến và cuộc chiến tranh chống lại sự tấn công của liên quân các nước [[phong kiến]] châu Âu (Anh, Phổ, Áo). Theo Thierry Wolton, từ "Cách Mạng Tháng Mười" mang lại một vầng hào quang cho sự kiện, khiến nó được nâng ngang tầm với những tiến bộ như [[Cách mạng Pháp 1789]].<ref>[http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171101-phap-CMT10-cuoc-dao-chinh-bon-se-vich Chuyên gia Pháp: «Cách Mạng Tháng Mười» chỉ là cuộc đảo chính bôn-sê-vích], 01-11-2017, RFI</ref>
 
==Những diễn biến sau cách mạng==
==Kết quả==
Ngay trong đêm [[7 tháng 11]] năm [[1917]] (25 tháng 10 theo lịch Nga cũ), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại [[điện Smoniyl]] và tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết đã được thông qua là [[Sắc lệnh hòa bình]] và [[Sắc lệnh ruộng đất]]. Chính quyền Xô viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện chính sách nam nữ bình đẳng.