Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lương (họ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 78:
Trong khi đó một số chi nhánh họ Lương ở [[Nam Bộ]] không thuộc dạng này bởi đó là những di dân có nguồn gốc từ [[Phúc Kiến]], [[Triều Châu]] sang hồi [[thế kỷ XVII]] sau sự sụp đổ của [[nhà Minh]]. Đó là những [[người Minh Hương]] (明鄉人), tự nhận và nhà nước công nhận họ là [[Hoa kiều]].
 
Nguyễn Khôi trong cuốn ''Các Dân tộc ở Việt Nam, cách dùng Họ và đặt Tên'' <ref>Nguyễn Khôi. Các Dân tộc ở Việt Nam, cách dùng Họ và đặt Tên. Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2006.</ref> cho rằng: “Các họ phổ biến của người Thái là: [[Bạc]], Bế, Bua, Bun, Cà, cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Hoàng, Khằm, Leo, Lều, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc, Lự, Lường, Mang, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao, Tạo, Tòng, Vang, Vì, Sa, Xin. Trong đó 12 họ gốc là Lò, Lường, Quàng, Tòng, Cà, Lỡo, Mè, Lù, Lềm, Ngần, Nông”.
 
Ông cũng cho rằng “Họ Lường còn gọi là họ Lương” và chép một truyền thoại về dòng họ là: “Sau nạn hồng thuỷ, chỉ còn sống sót một cặp vợ chồng. Người vợ có một thỏi đồng liền đem ra nấu và đúc thành dụng cụ. Quá trình đúc đồng được chia làm mấy giai đoạn như: lúc đầu làm đồng nguyên, sau nấu gọi là lô, muốn tăng sức nóng thì phải quạt, rồi đảo quấy đều, sau đó thành nước loãng, đem luyện lại, tô luyện thành công cụ rắn chắc. Vì vậy khi sinh con, họ đặt cho con đầu lòng mang họ Tông (đồng), con thứ hai là Ló nay gọi là Lò (lô), con thứ ba họ Ví (quạt), con thứ tư họ Quá (quàng), con thứ năm họ Đèo (đồng thành nước), con thứ sáu họ Liếng (đã luyện) nay gọi chệch là Lường viết bằng Hán tự là Lương, con thứ bảy họ Cả (tôi luyện rắn thành công cụ), nay gọi là Cà”.