Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chầu văn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 3:
 
Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối [[thế kỷ 19|thế kỉ 19]], đầu [[thế kỷ 20|thế kỉ 20]]. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát [[cung văn]]. Từ năm [[1954]], hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là [[mê tín|mê tín dị đoan]]. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm của hát văn là [[Nam Định]], [[Hà Nam]], [[Ninh Bình]] và một số vùng thuộc [[đồng bằng sông Hồng|đồng bằng Bắc Bộ]]. Nghệ thuật chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và đã được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] công nhận là [[kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại|di sản văn hóa phi vật thể]]. Hiện tại, Nghi lễ chầu văn của người [[Nam Định]] và cả Việt nam đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (đợt 1) và được công nhận là Di sản thế giới. Ở [[Huế]] cũng có hình thức chầu văn, nhưng giai điệu rất khác biệt so với các tỉnh Bắc Bộ.
Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XX, thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1945), Huế là Kinh đô của cả nước đã kết tinh, hội tụ nhiều sắc thái văn hóa trong đó âm nhạc thấy khá rõ nét. Ngoài những làn điệu như hò, vè , lý, nhạc Cung đình, nhạc Nghi lễ thì hình thành một thể loại mới gọi là nhạc Chầu văn, gắn liền với tính ngưỡng thờ Mẫu mà dường như tách khỏi âm nhạc xứ Huế.
Một nhà nghiên cứu có tên tuổi ở Huế đã không đồng ý việc đưa hát chầu văn Huế (còn gọi là chầu văn) vào chốn cung đình, cụ thể là các buổi dạ yến tiệc, cơm cung đình. Nhà nghiên cứu nọ còn nhấn mạnh: “Các hoạt động lễ nghi trang trọng càng không nên, bởi âm hưởng diễn xướng của hầu văn rộn ràng hơi thiếu nghiêm túc, ít phù hợp”. Lý do mà nhà nghiên cứu đưa ra để “cấm cản” hầu văn là do loại hình này “gắn với văn hoá tâm linh, thường được diễn tại miếu điện”. Cũng trên Báo Thừa Thiên Huế số 940 Cuối tuần ra ngày 25 đến 28/1/2018, tác giả Hiền An lại tiếp tục nêu vấn đề hát chầu văn Huế trong không gian nào là phù hợp:
 
# Chầu văn Huế “cải biên” không phải là ca Huế, nên không thể giới thiệu trong một chương trình ca Huế thuần túy. Nó chỉ nên được giới thiệu trình diễn chung trong một chương trình âm nhạc truyền thống.
# Trong yến tiệc cung đình “phục nguyên” không trình diễn hát văn “cải biên”, vì nó không phải là âm nhạc cung đình. Trường hợp buổi yến tiệc đó tổ chức ở chốn cung đình, nhưng không phải là “phục nguyên” (phục dựng như cũ) thì có thể trình diễn hát chầu văn “cải biên”.
# Chầu văn Huế “cải biên” được trình diễn ở bất kể đâu, kể cả chốn cung đình xưa, trong các lễ hội lớn (như Festival Huế); các liên hoan, hội diễn nghệ thuật… Sở dĩ như vậy là bởi, chầu văn Huế “cải biên” đã không còn làm chức năng là một loại hát tín ngưỡng; lúc này nó thuần túy là một tiết mục âm nhạc truyền thống. Lúc này, không gian diễn xướng, vũ đạo, trang phục, lời ca… không phải là một trình diễn của một buổi “hầu đồng”. Còn như nhà nghiên cứu nào đó lo rằng “âm hưởng diễn xướng hát văn rộn ràng, hơi thiếu nghiêm túc, ít phù hợp” với chốn cung đình, cũng không nên “băn khoăn” làm gì. Mười bản tấu (còn gọi là Mười bản ngự, Thập thủ liên hoàn…) vốn được tấu lên ở cung đình Huế trong các buổi yến tiệc, đón tiếp của triều đình còn có những điệu nhanh, mạnh, dồn dập, như xuân phong, long hổ, tấu mã, còn “rộn ràng” hơn các điệu hát chầu văn Huế rất nhiều!
 
== Phân loại==